Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn đập, hồ chứa không?
Tổ chức khai thác tài nguyên nước có quyền khai thác tài nguyên nước cho thủy điện không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 42 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, giao thông thuỷ, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ và các mục đích khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Được dẫn nước chảy qua bất động sản liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
e) Đề nghị cơ quan cấp phép khai thác tài nguyên nước tạm dừng có thời hạn hiệu lực của giấy phép khai thác tài nguyên nước;
g) Trường hợp phải cắt, giảm lượng nước khai thác hoặc tạm dừng có thời hạn hiệu lực của giấy phép khai thác tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì được giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tương ứng với số ngày và lượng nước khai thác bị cắt, giảm hoặc tạm dừng có thời hạn;
...
Theo đó, tổ chức khai thác tài nguyên nước có quyền được khai thác tài nguyên nước cho thủy điện và các mục đích khác theo quy định.
Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn đập, hồ chứa không? (Hình từ Internet)
Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn đập, hồ chứa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Khai thác tài nguyên nước cho thủy điện
1. Việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác nước với quy mô nhỏ; tham gia cắt, giảm lũ và cấp nước cho hạ du khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm các yêu cầu về an toàn đập, hồ chứa.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho thủy điện phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo quy định tại Điều 38 của Luật này và pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước.
3. Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức việc rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành hồ chứa thủy điện theo quy định tại Điều 38 của Luật này bảo đảm an toàn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, phòng, chống lũ, lụt; duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Điều 24 của Luật này và cấp nước cho hạ du.
Như vậy, việc khai thác tài nguyên nước cho thủy điện cần phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn đập, hồ chứa.
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho thủy điện có cần phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan và các mục đích khác phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước tương ứng với loại nguồn nước khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này; trường hợp khai thác nước dưới đất còn phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất trước khi xây dựng công trình.
2. Giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm:
a) Giấy phép khai thác nước mặt;
b) Giấy phép khai thác nước dưới đất;
c) Giấy phép khai thác nước biển.
3. Tổ chức, cá nhân không phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh, tưới cây và rửa đường phục vụ mục đích công cộng;
b) Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
...
Theo đó, tổ chức khai thác tài nguyên nước cho thủy điện và các mục đích khác phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước tương ứng với loại nguồn nước khai thác.
Lưu ý: Trong trường hợp khai thác nước dưới đất còn phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất trước khi xây dựng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?