Việc kết nối tín hiệu giao thông đường bộ với tín hiệu giao thông đường sắt ở khu vực cầu chung để làm gì?

Tôi có câu hỏi là việc kết nối tín hiệu giao thông đường bộ với tín hiệu giao thông đường sắt ở khu vực cầu chung để làm gì? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Việc kết nối tín hiệu giao thông đường bộ với tín hiệu giao thông đường sắt ở khu vực cầu chung để làm gì?

Việc kết nối tín hiệu giao thông đường bộ với tín hiệu giao thông đường sắt ở khu vực cầu chung để làm gì, thì theo quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:

Kết nối tín hiệu
Trong khu vực cầu chung phải kết nối tín hiệu giao thông đường sắt với tín hiệu giao thông đường bộ để bảo đảm hệ thống tín hiệu hoạt động đồng bộ, ổn định, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo nguyên tắc sau:
1. Khi tín hiệu đường sắt ở trạng thái mở, cho phép tàu đi qua cầu thì tín hiệu đường bộ ở cả hai đầu cầu phải ở trạng thái đóng, cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu.
2. Khi tín hiệu đường bộ ở một trong hai đầu cầu ở trạng thái mở, cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu thì tín hiệu đường sắt ở cả hai đầu cầu phải ở trạng thái đóng, cấm tàu đi vào cầu.
3. Khi tín hiệu đường bộ ở một đầu cầu ở trạng thái mở, cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu thì tín hiệu đường bộ ở đầu cầu kia phải ở trạng thái đóng, cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu.

Như vậy, theo quy định trên thì việc kết nối tín hiệu giao thông đường sắt với tín hiệu giao thông đường bộ ở khu vực cầu chung để bảo đảm hệ thống tín hiệu hoạt động đồng bộ, ổn định, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

khu vực cầu chung

Việc kết nối tín hiệu giao thông đường bộ với tín hiệu giao thông đường sắt ở khu vực cầu chung để làm gì? (Hình từ Internet)

Người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên khu vực cầu chung phải thực hiện các quy định nào?

Người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên khu vực cầu chung phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:

Giao thông trên khu vực cầu chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên cầu chung phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ và thực hiện quy định sau đây:
a) Ưu tiên cho các phương tiện giao thông đường sắt;
b) Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác cầu chung và chỉ dẫn của các báo hiệu, tín hiệu đường bộ, đường sắt trong khu vực cầu chung.
2. Khi có báo hiệu dừng (đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn), người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe”.
3. Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường dành riêng trên cầu. Không cho phép xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt đi vào phần đường dành cho phương tiện khác.
4. Khi sắp đến khu vực cầu chung, lái tàu phải:
a) Chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về tín hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung;
b) Kéo còi trước khi vào cầu chung;
c) Nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên cầu chung;
d) Thực hiện các quy định khác liên quan đến tín hiệu và quy tắc giao thông đường sắt theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên khu vực cầu chung phải phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ và thực hiện các quy định sau:

- Ưu tiên cho các phương tiện giao thông đường sắt;

- Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác cầu chung và chỉ dẫn của các báo hiệu, tín hiệu đường bộ, đường sắt trong khu vực cầu chung.

Phong tỏa đường bộ để thi công các công trình trong khu vực cầu chung có cần phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ không?

Phong tỏa đường bộ để thi công các công trình trong khu vực cầu chung có cần phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:

Trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông khi sửa chữa cầu chung
1. Khi sửa chữa cầu chung có ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đường sắt, đơn vị thi công có trách nhiệm:
a) Thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về phương án tổ chức thi công, phương án tổ chức giao thông và an toàn giao thông;
b) Bảo đảm an toàn giao thông và không được gây ùn tắc giao thông đường bộ, trở ngại hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt trong thời gian sửa chữa.
2. Trường hợp cần phong tỏa đường sắt để phục vụ thi công các công trình trong khu vực cầu chung, phải được sự đồng ý của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với cầu chung trên đường sắt quốc gia; chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung đối với cầu chung trên đường sắt chuyên dùng.
3. Trường hợp cần phong tỏa đường bộ để phục vụ thi công các công trình trong khu vực cầu chung, phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì phong tỏa đường bộ để thi công các công trình trong khu vực cầu chung phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công an xã có được kiểm tra và xử phạt vi phạm nồng độ cồn hay không? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền huy động Công an xã?
Pháp luật
Lỗi không xi nhan xe gắn máy phạt bao nhiêu tiền? Người tham gia giao thông khi chuyển làn có phải xi nhan báo trước không?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu mức phạt giao thông trên điện thoại không cần 3G, wifi? Tải ứng dụng đó ở đâu?
Pháp luật
Đã có quy định người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay? Trẻ em, phụ nữ mang thai đi bộ qua đường cần làm gì?
Pháp luật
Khung giờ bắt buộc bật đèn xe mới nhất theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 ra sao?
Pháp luật
Đề xuất phạt tới 1 triệu đồng khi chở trẻ em dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước xe ôtô tại Dự thảo thế nào?
Pháp luật
Thay thế Nghị định 100 về xử phạt vi phạm giao thông khi nào? Nghị định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có chưa?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, phân loại đường bộ theo cấp quản lý như thế nào? Phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ ra sao?
Pháp luật
Thực hư việc xe máy bắt buộc kiểm định khí thải từ 1/1/2025 thì mới đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ?
Pháp luật
Lái xe ô tô dàn hàng ngang chèn ép xe khác bị phạt bao nhiêu tiền? Lái xe ô tô dàn hàng ngang có bị tước bằng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
383 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào