Việc hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao bị từ chối trong những trường hợp nào?
Kinh phí phục vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao được đảm bảo từ nguồn nào?
Quy định kinh phí đảm bảo phục vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao tại Điều 5 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
Chính sách Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
1. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng hiện đại và huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho Cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ, thu hút chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, viễn thông để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ cao, cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Đảm bảo kinh phí phục vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định hiện hành;
b) Tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Theo quy định trên, kinh phí phục vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao được đảm bảo từ những nguồn sau:
+ Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định hiện hành.
+ Tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
+ Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng chống tội phạm công nghệ cao từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Hình từ Internet)
Nội dung hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao gồm những gì?
Theo Điều 16 Nghị định 25/2014/NĐ-CP thì việc hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao gồm những nội dung sau:
+ Đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ và tổ chức thi hành quyết định dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; phối hợp thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Phối hợp thực hiện các yêu cầu về điều tra tội phạm liên quan đến lĩnh vực sử dụng công nghệ cao theo nguyên tắc có đi có lại với các nước.
+ Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Thực hiện tương trợ tư pháp, dẫn độ trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao.
+ Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cường năng lực cho Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Việc hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao bị từ chối trong những trường hợp nào?
Trường hợp từ chối hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao được quy định tại Điều 17 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
Từ chối hợp tác quốc tế
Cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối yêu cầu hợp tác khi các yêu cầu đó có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam được quyền từ chối yêu cầu hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao trong trường hợp sau:
+ Yêu cầu đó có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc;
+ Yêu cầu có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?