Quyền chỉ đạo cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc về những cơ quan nào?
- Nhà nước có đầu tư trang thiết bị cho Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm công nghệ cao không?
- Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm công nghệ cao phòng ngừa tội phạm này thông qua những hoạt động nào?
- Quyền chỉ đạo cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc về những cơ quan nào?
Nhà nước có đầu tư trang thiết bị cho Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm công nghệ cao không?
Chính sách Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định tại Điều 5 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
Chính sách Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
1. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng hiện đại và huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho Cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ, thu hút chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, viễn thông để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ cao, cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Đảm bảo kinh phí phục vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định hiện hành;
b) Tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Theo quy định trên, Nhà nước sẽ có những chính sách đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng hiện đại và huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho Cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Hình từ Internet)
Cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm công nghệ cao phòng ngừa tội phạm này thông qua những hoạt động nào?
Theo Điều 8 Nghị định 25/2014/NĐ-CP, cơ quan chuyên trách trong phòng chống tội phạm công nghệ cao phòng ngừa tội phạm này thông qua những hoạt động sau:
+ Tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
+ Thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Quyền chỉ đạo cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc về những cơ quan nào?
Trách nhiệm của Bộ Công an được quy định tại Điều 18 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ tổ chức thực hiện và theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Tổ chức, chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự và phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đề xuất việc ký kết các điều ước quốc tế, chủ động ký kết các thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
5. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các biện pháp tổ chức, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách; chủ trì, phối hợp với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung có liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Quân đội nhân dân thực hiện công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý.
Như vậy, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Quân đội nhân dân thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?