Việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ kinh phí ngân sách nhà nước trong năm 2023 được thực hiện như thế nào?
- Nội dung chi hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ kinh phí ngân sách nhà nước trong năm 2023 được thực hiện như thế nào?
- Chi phí đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhà nước hỗ trợ trong năm 2023 bao gồm những chi phí nào?
- Việc xác định kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Nội dung chi hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ kinh phí ngân sách nhà nước trong năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Thông tư 52/2023/TT-BTC ban hành ngày 08/08/2023 hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Theo đó, nội dung chi hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp; khởi sự kinh doanh; đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 52/2023/TT-BTC như sau:
* Khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp (cơ bản, hoặc chuyên sâu) tổ chức theo hình thức đào tạo trực tiếp:
- Chi khảo sát (cước phí gửi phiếu khảo sát); chi phí chiêu sinh (cước gửi thư mời, cước điện thoại, đăng thông tin quảng cáo về khóa đào tạo trên các phương tiện thông tin, truyền thông hoặc thuê bên cung cấp để thực hiện chiêu sinh trọn gói).
- Chi cho giảng viên, báo cáo viên: thù lao giảng dạy (đã bao gồm thù lao soạn giáo án bài giảng); ăn, ở, đi lại (áp dụng với giảng viên, báo cáo viên giảng dạy trực tiếp).
- Chi thuê hội trường, phòng học, máy tính, máy chiếu, các thiết bị phục vụ học tập; in ấn, photo, mua tài liệu học tập cho học viên theo nội dung chương trình khóa đào tạo (không bao gồm tài liệu tham khảo); giải khát giữa giờ; văn phòng phẩm; khai giảng, bế giảng (hoa tươi, băng rôn); điện, nước, vệ sinh, trông giữ xe, chụp và lưu trữ ảnh tư liệu và các khoản chi trực tiếp khác phục vụ khóa đào tạo.
- Chi tổ chức cho học viên thực hành (nếu cần) theo các hình thức: thí nghiệm, trình diễn mô hình, diễn tập thực tế (chi phí thuê, mua, vận chuyển tới địa điểm tổ chức lớp học các thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm và tổ chức trình diễn mô hình, diễn tập thực tế); đi khảo sát thực tế tại doanh nghiệp trong nước (chi phí thuê phương tiện đưa, đón học viên từ lớp học đến địa điểm khảo sát và thù lao báo cáo viên trình bày tại buổi thực tế).
- Chi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên (ra đề thi, coi thi, chấm thi); cấp chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo cho học viên có nhu cầu.
- Chi hoạt động quản lý trực tiếp một khóa đào tạo của đơn vị đào tạo (đơn vị đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT): chi cho cán bộ quản lý lớp (chi phí ăn, ở, đi lại trong trường hợp lớp học ở xa đơn vị đào tạo, làm thêm giờ, thông tin liên lạc); chi tổ chức cuộc họp về triển khai khóa đào tạo (giải khát giữa giờ, thù lao người chủ trì, người tham dự).
* Khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp (cơ bản, hoặc chuyên sâu) tổ chức theo hình thức đào tạo kết hợp (hình thức đào tạo kết hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT):
Ngoài các khoản chi quy định tại điểm a khoản này có thêm các khoản chi: tài liệu giảng dạy, học tập bản điện tử, thuê phòng dạy tiêu chuẩn khi đơn vị đào tạo không bố trí được phòng dạy và phải thuê ngoài; mua hoặc thuê công cụ, thiết bị đặc thù, đường truyền để giảng viên và báo cáo viên giảng dạy trực tuyến, học viên học tập trực tuyến; thù lao nhân viên hỗ trợ kỹ thuật cho đào tạo trực tuyến.
* Khóa đào tạo khởi sự kinh doanh:
Nội dung chi hỗ trợ theo quy định tại điểm a, b khoản này nhưng không bao gồm chi đi khảo sát thực tế tại doanh nghiệp trong nước; chi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.
* Khóa đào tạo tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến:
Nội dung chi hỗ trợ theo quy định tại điểm a, b khoản này nhưng không bao gồm chi chiêu sinh. Trong đó, chi thuê hội trường, phòng học, máy chiếu, thiết bị phục vụ học tập và điện, nước, vệ sinh, trông giữ xe chỉ xác định khi DNNVV không có hội trường để tổ chức khóa đào tạo.
* Khoá đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn:
Nội dung chi theo quy định tại điểm a, b khoản này nhưng không bao gồm chi phí ăn, ở, đi lại của giảng viên, báo cáo viên, cán bộ quản lý lớp; chi phí tài liệu (bản cứng), giải khát giữa giờ và văn phòng phẩm cho học viên; chi đi khảo sát thực tế; chi điện nước, trông giữ xe.
Doanh nghiệp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ kinh phí ngân sách nhà nước trong năm 2023
Chi phí đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhà nước hỗ trợ trong năm 2023 bao gồm những chi phí nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 52/2023/TT-BTC, xác định phi phí đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Thù lao giảng viên giảng dạy, thù lao báo cáo viên tham gia giảng dạy tại lớp học hoặc trình bày tại buổi thực tế: xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là Thông tư 36/2018/TT-BTC).
- Chi phí ăn, ở, đi lại của giảng viên, báo cáo viên, cán bộ tổ chức lớp; giải khát giữa giờ: xác định theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC.
- Chi phí ra đề thi, coi thi, chấm thi: xác định theo quy định tại khoản 4, điểm c khoản 8, khoản 10 Điều 8 Thông tư 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.
- Chi phí tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập bản điện tử: xác định theo quy định tại Thông tư 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
- Chi phí làm thêm giờ; xác định theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (sau đây gọi là Nghị định 145/2020/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Các khoản chi phí theo thực tế (khảo sát, chiêu sinh; in ấn, photo, mua tài liệu học tập; thuê hội trường, phòng học, máy tính, máy chiếu, các thiết bị phục vụ học tập; mua, thuê đường truyền, công cụ, thiết bị đặc thù và thù lao nhân viên hỗ trợ kỹ thuật cho đào tạo trực tuyến; văn phòng phẩm; khai giảng, bế giảng; chi phí cho học viên thực hành; cấp chứng nhận cho học viên; điện, nước, vệ sinh, trông giữ xe, quay phim, chụp và lưu trữ ảnh tư liệu; thông tin liên lạc của cán bộ tổ chức lớp): xác định theo nguyên tắc tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 52/2023/TT-BTC
Trường hợp khoản chi liên quan đến nhiều khóa đào tạo (khảo sát, chiêu sinh, thông tin liên lạc; mua, thuê gói dịch vụ đường truyền, công cụ và thiết bị đặc thù theo thời gian cho đào tạo trực tuyến) thì phải thực hiện phân bổ chi phí cho từng khóa, theo tiêu chí phân bổ do đơn vị đào tạo xác định đảm bảo tính hợp lý của khoản chi.
- Chi hoạt động quản lý trực tiếp một khoá đào tạo của đơn vị đào tạo theo mức quy định tại điểm m khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC, được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC (sau đây gọi là Thông tư 06/2023/TT-BTC).
Việc xác định kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Việc xác định kinh phí ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 52/2023/TT-BTC:
- Các cơ quan, đơn vị căn cứ tỷ lệ, định mức hỗ trợ đối với mỗi khóa đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP (trong đó hỗ trợ tối đa 100% chi phí tổ chức khóa đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn) và tổng chi phí một khóa đào tạo (xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 52/2023/TT-BTC) để tính kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ tổ chức khóa đào tạo.
- Học viên được hỗ trợ học phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ xác định căn cứ mức hỗ trợ học phí cho 01 học viên và số học viên thuộc đối tượng được hỗ trợ học phí.
Xác định mức hỗ trợ học phí cho 01 học viên:
Trong đó:
+ Tổng chi phí tổ chức khóa đào tạo xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 52/2023/TT-BTC
+ Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ tổ chức khóa đào tạo xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư 52/2023/TT-BTC.
+ Số tiền tài trợ cho khóa đào tạo (nếu có) huy động được từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Đơn vị đào tạo có trách nhiệm lập dự toán chi tiết và thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức từng khóa đào tạo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư 52/2023/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?