Việc định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự được thực hiện trong trường hợp nào? Trường hợp nào không được xem là định giá lại tài sản?
Việc định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
1. Định giá lại trong trường hợp có nghi ngờ về kết luận định giá lần đầu được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận trên.
2. Định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá được thực hiện khi đồng thời thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
a) Kết luận định giá lại khác với kết luận định giá lần đầu khi việc định giá lần đầu và định giá lại đều tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá quy định tại Nghị định này; áp dụng đúng thông tin, đặc điểm của tài sản cần định giá và nội dung yêu cầu định giá;
b) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp tục có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận định giá lại.
...
Theo quy định trên, định giá lại được thực hiện trong trường hợp có nghi ngờ về kết luận định giá lần đầu và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận trên.
Định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá được thực hiện khi đồng thời thỏa mãn đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 21 nêu trên.
Định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP về định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
...
3. Việc định giá lại quy định tại khoản 1 Điều này do Hội đồng định giá cấp trên thực hiện:
a) Hội đồng định giá cấp tỉnh định giá lại tài sản do Hội đồng định giá cấp huyện định giá lần đầu;
b) Hội đồng định giá cấp bộ định giá lại tài sản do Hội đồng định giá cấp tỉnh định giá lần đầu;
c) Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ định giá lại tài sản do Hội đồng định giá cấp bộ định giá lần đầu. Kết luận định giá của Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là kết luận cuối cùng về giá trị của tài sản cần định giá.
4. Việc định giá lại lần thứ hai quy định tại khoản 2 Điều này do Hội đồng định giá cùng cấp với Hội đồng định giá được thành lập để định giá lại quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện:
a) Hội đồng định giá cấp tỉnh định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu của Hội đồng định giá cấp huyện và kết luận định giá lại của Hội đồng định giá cấp tỉnh.
b) Hội đồng định giá cấp bộ định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu của Hội đồng định giá cấp tỉnh và kết luận định giá lại của Hội đồng định giá cấp bộ.
...
Theo đó, việc định định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự do Hội đồng định giá cấp trên thực hiện.
Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá cùng cấp với Hội đồng định giá được thành lập để định giá lại thực hiện.
Trường hợp nào không được xem là định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự?
Theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
...
5. Các trường hợp sau đây không thuộc trường hợp định giá lại tài sản theo quy định tại Điều này:
a) Hội đồng định giá chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục định giá hoặc chưa có kết luận về giá của tài sản cần định giá; hoặc thành viên Hội đồng thuộc một trong các trường hợp không được tham gia định giá tài sản;
b) Có sự thay đổi về thông tin, đặc điểm của tài sản cần định giá, thay đổi về nội dung yêu cầu định giá khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Việc định giá tài sản đối với những trường hợp quy định tại điểm a và b khoản này được thực hiện như trường hợp định giá lần đầu.
Như vậy, trường hợp nào không được xem là định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự là những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 21 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?