Việc điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông xảy ra do cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện?
Việc điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông xảy ra do cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện?
Việc điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông xảy ra do cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 76/2011/TT-BCA quy định về trách nhiệm điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông như sau:
Tổ chức công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
...
4. Việc điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông là nhiệm vụ chung của lực lượng Cảnh sát nhân dân mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Cảnh sát đường thủy; Cảnh sát điều tra. Các lực lượng phải có sự phối hợp chặt chẽ, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Thủ trưởng Công an các cấp.
...
Đồng thời căn cứ theo Điều 4 Thông tư 76/2011/TT-BCA quy định trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) sẽ là người có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức điều tra, giải quyết tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn quản lý.
Phân công lực lượng Cảnh sát giao thông và Cảnh sát điều tra thực hiện công tác điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông, cụ thể:
Trách nhiệm của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức điều tra, giải quyết tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn quản lý. Phân công lực lượng Cảnh sát giao thông và Cảnh sát điều tra thực hiện công tác điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông như sau:
1. Lực lượng Cảnh sát giao thông:
a) Có mặt ngay sau khi vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn để giải quyết ban đầu như: tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn, xác định người làm chứng, giải tỏa ùn tắc giao thông;
b) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, lấy lời khai người điều khiển phương tiện, người làm chứng, thu thập tài liệu có liên quan về vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình giải quyết nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thụ lý điều tra theo thẩm quyền;
c) Việc giải quyết ban đầu như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, lấy lời khai người điều khiển phương tiện, người làm chứng vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt; Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy của Bộ Công an.
d) Tiếp nhận những vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm do Cảnh sát điều tra chuyển giao; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các vụ tai nạn giao thông có vi phạm hành chính.
2. Lực lượng Cảnh sát điều tra:
a) Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát giao thông có mặt ngay tại hiện trường để tiến hành điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường; các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ nghiêm trọng trở lên; thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc điều tra theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp nhận, tổ chức điều tra các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm theo thẩm quyền do lực lượng Cảnh sát giao thông chuyển giao.
c) Thông báo bằng văn bản lực lượng Cảnh sát giao thông cùng cấp đầy đủ thông tin về kết quả điều tra, giải quyết các vụ án tai nạn giao thông được Trưởng Công an cấp huyện giao thụ lý điều tra;
d) Trong trường hợp Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng sau đó lại có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra, nếu hành vi của người có liên quan đến vụ tai nạn có dấu hiệu vi phạm hành chính thì Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện trong vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các vụ án tai nạn giao thông hay không?
Về trách nhiệm của Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh được quy định tại Điều 6 Thông tư 76/2011/TT-BCA, cụ thể là:
Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
1. Hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
2. Điều tra các vụ án tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, các vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
Theo đó thì cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền, trách nhiệm điều tra các vụ án tai nạn giao thông như sau:
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Các vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
Trách nhiệm điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an được quy định thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 76/2011/TT-BCA có quy định như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
1. Hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Cảnh sát điều tra thực hiện công tác điều tra các vụ tai nạn giao thông.
2. Trực tiếp điều tra các vụ án tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, các vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Như vậy Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có trách nhiệm trực tiếp điều tra các vụ án tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, các vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?