Việc điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Việc điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam gồm những nội dung gì?
- Trường hợp công chức, viên chức được điều động đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch hiện giữ thì xử lý thế nào?
Việc điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện trong những trường hợp nào?
Các trường hợp thực hiện điều động công chức, viên chức được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 311/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Điều động
1. Việc điều động công chức, viên chức phải được tiến hành theo kế hoạch đã xây dựng và đảm bảo mục đích, yêu cầu quy định tại Điều 2 Quy chế này. Thời gian điều động do Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị quyết định.
2. Thực hiện điều động công chức, viên chức trong những trường hợp sau:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- Công chức lãnh đạo, quản lý và thủ trưởng đơn vị trực thuộc Cục đã giữ chức vụ lãnh đạo tại một đơn vị liên tục hai (02) nhiệm kỳ.
- Công chức lãnh đạo, quản lý và thủ trưởng đơn vị trực thuộc Cục trong thời gian đảm nhiệm chức vụ chưa hết một hoặc hai nhiệm kỳ mà không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trường hợp đặc biệt do Cục trưởng quyết định.
3. Bố trí công tác cho Công chức lãnh đạo, quản lý và Thủ trưởng đơn vị khi thực hiện điều động.
- Công chức lãnh đạo, quản lý và Thủ trưởng đơn vị sau hai nhiệm kỳ giữ chức vụ lãnh đạo khi được điều động đến đơn vị mới, được giữ chức vụ lãnh đạo là Thủ trưởng đơn vị, cấp phó đơn vị hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị. Nếu có nguyện vọng ở lại đơn vị cũ thì không được giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định, việc điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
(2) Công chức lãnh đạo, quản lý và thủ trưởng đơn vị trực thuộc Cục đã giữ chức vụ lãnh đạo tại một đơn vị liên tục hai (02) nhiệm kỳ.
(3) Công chức lãnh đạo, quản lý và thủ trưởng đơn vị trực thuộc Cục trong thời gian đảm nhiệm chức vụ chưa hết một hoặc hai nhiệm kỳ mà không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
(4) Trường hợp đặc biệt do Cục trưởng quyết định.
Việc điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam gồm những nội dung gì?
Hồ sơ điều động công chức, viên chức được quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 311/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Quy trình thực hiện điều động, luân chuyển
...
2. Thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển
Bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thực hiện các công việc:
- Lập danh sách các đối tượng cần điều động, luân chuyển và dự kiến vị trí công tác, nơi cần điều động, luân chuyển đến, trình Cục trưởng thông qua lãnh đạo Cục;
- Trao đổi trực tiếp với đối tượng cần điều động và luân chuyển;
- Làm việc với tập thể lãnh đạo, cấp ủy Đảng nơi điều động và luân chuyển cán bộ đến.
3. Hồ sơ điều động và luân chuyển.
- Tờ trình của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ;
- Biên bản họp nhận xét, đánh giá cán bộ của lãnh đạo và cấp ủy Đảng đơn vị đang quản lý cán bộ;
- Cán bộ được điều động hoặc luân chuyển làm bản tự kiểm điểm cá nhân;
- Sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu 2c/BNV);
- Bản kê khai tài sản cá nhân tính đến thời điểm điều động hoặc luân chuyển.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ điều động công chức, viên chức thuộc Cục Hàng hải Việt Nam gồm:
(1) Tờ trình của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ;
(2) Biên bản họp nhận xét, đánh giá cán bộ của lãnh đạo và cấp ủy Đảng đơn vị đang quản lý cán bộ;
(3) Cán bộ được điều động làm bản tự kiểm điểm cá nhân;
(4) Sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu 2c/BNV);
(5) Bản kê khai tài sản cá nhân tính đến thời điểm điều động.
Trường hợp công chức, viên chức được điều động đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch hiện giữ thì xử lý thế nào?
Trường hợp công chức, viên chức được điều động đến vị trí công tác khác được quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 311/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Chế độ chính sách đối với công chức, viên chức điều động, luân chuyển và biệt phái.
1. Công chức, viên chức điều động, luân chuyển, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước và quy chế của đơn vị nơi công chức, viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái đến.
2. Trường hợp công chức, viên chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định và thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.
3. Trường hợp công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang được hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện đang được hưởng trong thời gian 06 tháng.
4. Trường hợp công chức được luân chuyển, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển hoặc biệt phái.
...
Như vậy, trường hợp công chức, viên chức được điều động đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định và thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?