Việc điều động cán bộ đối với cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng điều kiện gì?
- Việc điều động cán bộ đối với cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng điều kiện gì?
- Việc điều động cán bộ lãnh đạo liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng có cần chờ đến khi cán bộ giữ chức vụ đủ 02 nhiệm kỳ hay không?
- Cán bộ tại các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải khi điều động thì có được tạo điều kiện ổn định công tác không?
Việc điều động cán bộ đối với cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định Đối tượng, phạm vi, thẩm quyền và quy trình điều động cán bộ như sau:
Đối tượng, phạm vi, thẩm quyền và quy trình điều động cán bộ
1. Đối tượng:
Cán bộ được điều động để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp và còn dưới 08 năm công tác đến thời điểm nghỉ hưu, gồm:
a) Cấp trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng và Tổng cục trưởng.
b) Cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
c) Cấp trưởng các đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ.
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo; người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, gồm:
- Hiệu trưởng, trưởng khoa các Trường đại học trực thuộc Bộ;
- Giám đốc, trưởng khoa của Học viện Hàng không Việt Nam;
- Hiệu trưởng các Trường Cao đẳng, Trường Trung cấp thuộc Bộ.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên đối với công ty 100% vốn nhà nước;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước.
...
Như vậy, việc điều động cán bộ đối với cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
(1) Không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp
(2) Còn dưới 08 năm công tác đến thời điểm nghỉ hưu
Việc điều động cán bộ đối với cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Việc điều động cán bộ lãnh đạo liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng có cần chờ đến khi cán bộ giữ chức vụ đủ 02 nhiệm kỳ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định Đối tượng, phạm vi, thẩm quyền và quy trình điều động cán bộ như sau:
Đối tượng, phạm vi, thẩm quyền và quy trình điều động cán bộ
1. Đối tượng:
...
đ) Các trường hợp khác: Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công việc, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều động, bổ nhiệm lại đối với từng trường hợp cụ thể cho phù hợp. Trường hợp bổ nhiệm lại nhiệm kỳ thứ 3 đối với cấp phó thì phải điều chỉnh phân công lĩnh vực phụ trách đối với cán bộ đó.
Riêng trường hợp cán bộ lãnh đạo liên quan trực tiếp đến công tác tài chính, đầu tư, quản lý đầu tư xây dựng, khi cần thiết, cấp có thẩm quyền thực hiện việc điều động mà không chờ đến khi cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đủ 02 nhiệm kỳ.
Trường hợp cán bộ đã giữ chức vụ lãnh đạo đủ 02 nhiệm kỳ nhưng còn dưới 02 năm công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Phạm vi: Điều động giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
3. Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cơ quan có thẩm quyền.
4. Quy trình:
a) Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, đề nghị của đơn vị (nếu có), cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động cán bộ thuộc phạm vi quản lý:
- Lập danh sách cán bộ cần điều động.
- Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.
b) Quy trình điều động thực hiện như trường hợp bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại Điều 10 Quy định này.
Như vậy, đối với trường hợp cán bộ lãnh đạo liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đầu tư xây dựng thì khi cần thiết, cấp có thẩm quyền thực hiện việc điều động mà không chờ đến khi cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đủ 02 nhiệm kỳ.
Cán bộ tại các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải khi điều động thì có được tạo điều kiện ổn định công tác không?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ được điều động, biệt phái như sau:
Bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ được điều động, biệt phái
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ được điều động, biệt phái, sớm ổn định công tác và sinh hoạt.
2. Cán bộ được điều động, biệt phái đến những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách.
Như vậy, cán bộ điều động thì sẽ được các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan tạo điều kiện để sớm ổn định công tác và sinh hoạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?