Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 59 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê và pháp luật có liên quan.
2. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản công;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
g) Xử lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công của Thủ tướng Chính phủ, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
- Bán, thanh lý tài sản công;
- Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
- Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Xử lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật hiện nay? (hình từ Internet)
Trách nhiệm thống kê, hạch toán tài sản công được quy định như thế nào?
Tại Điều 119 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thống kê, hạch toán tài sản công
1. Các tài sản công phải được thống kê, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm tài sản đặc biệt), đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Tài sản công tại doanh nghiệp;
d) Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thống kê, hạch toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng các loại tài sản sau thì có trách nhiệm thống kê, hạch toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thống kê:
- Tài sản kết cấu hạ tầng;
- Tài sản công tại doanh nghiệp;
- Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
Ghi nhận thông tin về tài sản công được dựa trên những yếu tố gì?
Tại Điều 120 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thống kê, ghi nhận thông tin về tài sản công
1. Tài sản phải được thống kê về hiện vật và ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản gồm:
a) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
b) Đất đai (trừ đất gắn liền với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đất tại doanh nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê);
c) Tài nguyên;
d) Tài sản công khác.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn các thông tin cần ghi nhận đối với từng loại tài sản quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ công tác quản lý, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Theo đó, việc ghi nhận thông tin về tài sản công được dựa trên tính chất, đặc điểm của tài sản, cụ thể gồm các loại tài sản sau:
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Đất đai (trừ đất gắn liền với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đất tại doanh nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê);
- Tài nguyên;
- Tài sản công khác.
Cũng theo quy định này thì Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn các thông tin cần ghi nhận đối với từng loại tài sản trên để phục vụ công tác quản lý, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?