Việc đánh giá COP đối với xe máy chuyên dùng được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo các phương thức nào?
- Để chuẩn bị cho việc đánh giá COP thì cơ sở sản xuất phải đảm chất lượng của xe máy chuyên dùng như thế nào?
- Việc đánh giá COP đối với xe máy chuyên dùng được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo các phương thức nào?
- Miễn đánh giá COP đối với xe máy chuyên dùng của cơ sở sản xuất trong trường hợp nào?
Để chuẩn bị cho việc đánh giá COP thì cơ sở sản xuất phải đảm chất lượng của xe máy chuyên dùng như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất, lắp ráp của cơ sở sản xuất như sau:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất, lắp ráp
1. Cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng trong sản xuất, lắp ráp và xuất xưởng sản phẩm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện thông qua việc xây dựng và triển khai áp dụng tại cơ sở sản xuất gồm quy trình hướng dẫn sản xuất, lắp ráp, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với kiểu loại sản phẩm sản xuất từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn, kiểm tra chất lượng xuất xưởng; quy trình thực hiện khắc phục, phòng ngừa lỗi của sản phẩm; quy trình lưu trữ hồ sơ và kiểm soát hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm; sự phù hợp và tình trạng hoạt động của trang thiết bị kiểm tra theo các công đoạn của quy trình sản xuất và kiểm tra xuất xưởng; nghiệp vụ của nhân viên kiểm tra chất lượng xuất xưởng và khả năng sử dụng trang thiết bị kiểm tra chất lượng được đảm nhiệm.
...
Theo đó, để đảm bảo cho việc đánh giá việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm tại cơ sở sản xuất (đánh giá COP) thì cơ sở sản xuất cần đảm báo chất lượng của xe máy chuyên dùng thông qua việc xây dựng và triển khai áp dụng tại cơ sở sản xuất gồm quy trình hướng dẫn sản xuất, lắp ráp, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với kiểu loại sản phẩm sản xuất từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn, kiểm tra chất lượng xuất xưởng.
Ngoài ra, cơ sở còn áp dụng các quy trình thực hiện khắc phục, phòng ngừa lỗi của sản phẩm; quy trình lưu trữ hồ sơ và kiểm soát hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm; sự phù hợp và tình trạng hoạt động của trang thiết bị kiểm tra theo các công đoạn của quy trình sản xuất và kiểm tra xuất xưởng để đám bảo chất lượng của xe máy chuyên dùng đang được sản xuất.
Đối với người lao động, cơ sở sản xuất tăng cường nghiệp vụ của nhân viên kiểm tra chất lượng xuất xưởng và khả năng sử dụng trang thiết bị kiểm tra chất lượng được đảm nhiệm.
Việc đánh giá COP đối với xe máy chuyên dùng được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo các phương thức nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) thì Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ theo các tiêu chí yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn ISO 9000 và yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm để thực hiện đánh giá việc đảm bảo chất lượng (đánh giá COP) theo các phương thức:
- Đánh giá COP lần đầu: được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận kiểu loại) trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung: quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng; hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường;
- Đánh giá COP định kỳ: được thực hiện để đánh giá việc duy trì đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất đối với các sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, chu kỳ đánh giá là 24 tháng. Việc mở rộng phạm vi kiểm tra, đánh giá được thực hiện khi có sự không phù hợp trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Đánh giá COP đột xuất: được thực hiện trong trường hợp có văn bản yêu cầu của các cơ quan chức năng hoặc nhận được phản ánh, khiếu nại có cơ sở về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Cục Đăng kiểm Việt Nam ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành đánh giá đột xuất đối với cơ sở sản xuất về việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này.
Trường hợp kết quả cho thấy cơ sở sản xuất vi phạm các quy định về duy trì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm; sản phẩm xuất xưởng không đảm bảo chất lượng hoặc sản phẩm xuất xưởng không phù hợp với với hồ sơ đăng ký chứng nhận; cấp Phiếu xuất xưởng không đúng quy định hoặc vi phạm các quy định khác tại Thông tư này thì xem xét xử lý theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 15 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT.
Việc đánh giá COP đối với xe máy chuyên dùng được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo các phương thức nào? (Hình từ Internet)
Miễn đánh giá COP đối với xe máy chuyên dùng của cơ sở sản xuất trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định về trường hợp miễn đánh giá COP đối với cơ sở sản xuất xe máy chuyên dùng như sau:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất, lắp ráp
...
3. Miễn thực hiện đánh giá COP đối với kiểu loại sản phẩm được sản xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra tương tự hoặc không có sự thay đổi cơ bản so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó.
Như vậy, đối với các kiểu loại sản phẩm được sản xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra tương tự hoặc không có sự thay đổi cơ bản so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam miễn thực hiện đánh giá COP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?