Việc đăng ký thường trú đối với người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được theo quy định trong Luật Cư trú mới nhất được đăng ký thường trú nơi mình công tác hay không?
Việc đăng ký thường trú đối với người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:
Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Cư trú 2020 quy định như sau
Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
1. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.
Chiếu theo các quy định của Luật Cư trú mới, nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác.
Điều kiện đăng ký thường trú theo Luật Cư trú mới nhất được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:
Điều kiện đăng ký thường trú
....
4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
Như vậy, đối chiếu quy định của Luật Cư trú mới và những thông tin bạn cung cấp, bạn được phân công quản lý cơ sở tôn giáo, cụ thể là nhà thờ bạn được đăng ký thường trú với địa chỉ là nhà thờ nơi bạn đang làm việc. như đã đề cập.
Hồ sơ đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư trú mới gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
Hồ sơ đăng ký thường trú
4. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 20 của Luật này thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 của Luật này; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 của Luật này;
c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở;
Theo quy định của Luật Cư trú mới này để đăng ký thường trú tại nhà thờ nơi bạn đang quản lý, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
(1) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo;
(2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo có xác nhận của tổ chức được nhà nước công nhận;
(3) Giấy tờ chứng minh cơ sở tín ngưỡng nơi bạn đang quản lý là nhà ở.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ kể trên, bạn có thể nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cư trú gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?