Việc cung cấp thông tin giữa Kiểm toán nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện tại những thời điểm nào?
Trao đổi thông tin giữa Kiểm toán nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đầu mối nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy chế 1339/QC-KTNN-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Đầu mối trao đổi, phương thức trao đổi thông tin
1. Đầu mối trao đổi thông tin
Việc trao đổi, cung cấp thông tin do BHXH Việt Nam, Kiểm toán nhà nước; cơ quan BHXH tại địa phương và cơ quan Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Khu vực thực hiện: KTNN và BHXH đăng ký và thống nhất danh sách địa chỉ email phục vụ trao đổi thông tin giữa 02 cơ quan từ TW đến địa phương đảm bảo tính bảo mật của thông tin.
...
Như vậy, việc trao đổi, cung cấp thông tin do BHXH Việt Nam, Kiểm toán nhà nước; cơ quan BHXH tại địa phương và cơ quan Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Khu vực thực hiện:
KTNN và BHXH đăng ký và thống nhất danh sách địa chỉ email phục vụ trao đổi thông tin giữa 02 cơ quan từ TW đến địa phương đảm bảo tính bảo mật của thông tin.
Trao đổi thông tin giữa Kiểm toán nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế 1339/QC-KTNN-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Đầu mối trao đổi, phương thức trao đổi thông tin
...
2. Phương thức trao đổi thông tin
a) Trao đổi thông tin thông qua hệ thống kết nối tự động:
- BHXH Việt Nam và Kiểm toán nhà nước phát triển hệ thống dữ liệu tập trung, phối hợp kết nối, trao đổi thông tin;
- Thông tin trao đổi thường xuyên hoặc định kỳ được quy định tại Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
- Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu, việc trao đổi sử dụng địa chỉ thư điện tử nội bộ;
- Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.
Như vậy, trao đổi thông tin giữa Kiểm toán nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo phương thức sau:
* Trao đổi thông tin thông qua hệ thống kết nối tự động:
- BHXH Việt Nam và Kiểm toán nhà nước phát triển hệ thống dữ liệu tập trung, phối hợp kết nối, trao đổi thông tin;
- Thông tin trao đổi thường xuyên hoặc định kỳ được quy định tại Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
* Trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
- Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu, việc trao đổi sử dụng địa chỉ thư điện tử nội bộ;
- Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.
Kiểm toán nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc cung cấp thông tin giữa Kiểm toán nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện tại những thời điểm nào?
Tại Điều 6 Quy chế 1339/QC-KTNN-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Thời điểm cung cấp thông tin
1. Hàng năm, để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán đối với cuộc kiểm toán BHXH, BHYT, BHTN cơ quan BHXH cung cấp thông tin về báo cáo tài chính; thông tin tổng hợp tình hình thu, chi của Quỹ BHXH; thông tin về dự toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho KTNN theo các mẫu biểu quản lý tài chính đã được quy định hiện hành.
2. Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các cơ quan bảo hiểm, phát sinh nhu cầu cần cung cấp thông tin chi tiết trong phạm vi cuộc kiểm toán, KTNN gửi công văn đề nghị, BHXH cung cấp các thông tin bổ sung cho KTNN để kiểm tra, đối chiếu số liệu do các bên liên quan cung cấp.
3. Sau khi có kết luận kiểm toán, Kiểm toán nhà nước thông báo cho cơ quan BHXH tình hình sai phạm và xử lý của KTNN đối với các sai phạm đã phát hiện tại các cơ quan BHXH được kiểm toán; các sai phạm KTNN đã phát hiện tại các đơn vị khác có liên quan đến thu chi, quyết toán quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
3. Trong quá trình kiểm toán, các trường hợp KTNN phát hiện các đơn vị có dấu hiệu sai phạm cần làm rõ, cơ quan KTNN kiến nghị với cơ quan BHXH để BHXH có biện pháp làm rõ và kế hoạch kiểm tra, thanh tra.
Như vậy, cung cấp thông tin giữa Kiểm toán nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thời điểm sau:
- Hàng năm, để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán đối với cuộc kiểm toán BHXH, BHYT, BHTN cơ quan BHXH cung cấp thông tin về báo cáo tài chính; thông tin tổng hợp tình hình thu, chi của Quỹ BHXH; thông tin về dự toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho KTNN theo các mẫu biểu quản lý tài chính đã được quy định hiện hành.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các cơ quan bảo hiểm, phát sinh nhu cầu cần cung cấp thông tin chi tiết trong phạm vi cuộc kiểm toán, KTNN gửi công văn đề nghị, BHXH cung cấp các thông tin bổ sung cho KTNN để kiểm tra, đối chiếu số liệu do các bên liên quan cung cấp.
- Sau khi có kết luận kiểm toán, Kiểm toán nhà nước thông báo cho cơ quan BHXH tình hình sai phạm và xử lý của KTNN đối với các sai phạm đã phát hiện tại các cơ quan BHXH được kiểm toán; các sai phạm KTNN đã phát hiện tại các đơn vị khác có liên quan đến thu chi, quyết toán quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
- Trong quá trình kiểm toán, các trường hợp KTNN phát hiện các đơn vị có dấu hiệu sai phạm cần làm rõ, cơ quan KTNN kiến nghị với cơ quan BHXH để BHXH có biện pháp làm rõ và kế hoạch kiểm tra, thanh tra.
Tải về mẫu đơn đề nghị hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?