Việc cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện thông qua đơn vị nào?
Việc cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện thông qua đơn vị nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin như sau:
Đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin
Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện qua các đầu mối đơn vị tại từng cấp.
1. Các đơn vị đầu mối của cơ quan Hải quan, bao gồm:
a) Cục Quản lý rủi ro, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý, Vụ Thanh tra Kiểm tra, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan.
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và Đội Kiểm soát hải quan).
c) Chi cục Hải quan.
2. Các đơn vị đầu mối của cơ quan Thuế, bao gồm:
a) Ban Quản lý rủi ro, Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Vụ Thanh tra, Vụ Kiểm tra nội bộ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Vụ Dự toán thu thuế, Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân, Cục Công nghệ thông tin.
b) Cục Thuế tỉnh, thành phố.
c) Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, theo quy định thì việc cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện thông qua các đầu mối đơn vị tại từng cấp.
Việc cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện thông qua đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin của cơ quan Hải quan bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin như sau:
Đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin
Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện qua các đầu mối đơn vị tại từng cấp.
1. Các đơn vị đầu mối của cơ quan Hải quan, bao gồm:
a) Cục Quản lý rủi ro, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý, Vụ Thanh tra Kiểm tra, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan.
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và Đội Kiểm soát hải quan).
c) Chi cục Hải quan.
2. Các đơn vị đầu mối của cơ quan Thuế, bao gồm:
a) Ban Quản lý rủi ro, Vụ Kê khai và Kế toán thuế, Vụ Thanh tra, Vụ Kiểm tra nội bộ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Vụ Dự toán thu thuế, Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân, Cục Công nghệ thông tin.
b) Cục Thuế tỉnh, thành phố.
c) Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, các đơn vị đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin của cơ quan Hải quan, bao gồm:
(1) Cục Quản lý rủi ro, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý, Vụ Thanh tra Kiểm tra, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan.
(2) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và Đội Kiểm soát hải quan).
(3) Chi cục Hải quan.
Các đơn vị được giao là đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin của cơ quan Hải quan có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan
1. Các đơn vị được giao là đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin của cơ quan Hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này, chịu trách nhiệm:
a) Trao đổi, cung cấp thông tin, tham mưu, chỉ đạo, điều phối việc cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế trong phạm vi thẩm quyền được giao;
b) Đảm bảo việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa hai cơ quan được thông suốt, kịp thời;
c) Bảo mật việc cung cấp thông tin và nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp theo quy định tại Điều 3 của Quy chế.
2. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan chịu trách nhiệm:
a) Thực hiện khảo sát hệ thống, cơ sở dữ liệu riêng của ngành để chuẩn hóa dữ liệu thông tin, xây dựng, phát triển, đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng để chia sẻ, kết nối với hệ thống dữ liệu của Tổng cục Thuế theo Khoản 2 Điều 5 của Quy chế.
b) Xây dựng, phát triển webservice để kết nối, khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế; nâng cấp các hệ thống phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống an ninh an toàn mạng; đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để các hệ thống thông tin chuyên ngành kết nối khai thác dữ liệu theo nhu cầu.
c) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) đảm bảo kết nối truyền nhận, khai thác dữ liệu và xử lý kịp thời khi có sự cố hệ thống.
...
Như vậy, theo quy định thì các đơn vị được giao là đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin của cơ quan Hải quan có trách nhiệm:
(1) Trao đổi, cung cấp thông tin, tham mưu, chỉ đạo, điều phối việc cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế trong phạm vi thẩm quyền được giao;
(2) Đảm bảo việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa hai cơ quan được thông suốt, kịp thời;
(3) Bảo mật việc cung cấp thông tin và nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp theo quy định tại Điều 3 của Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?