Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện trên cơ sở nào?
- Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện trên cơ sở nào?
- Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp viễn thông có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với thuê bao vi phạm pháp luật về viễn thông không?
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện trên cơ sở nào?
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện trên cơ sở nào, căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Viễn thông 2023 quy định:
Cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc thực hiện đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông phải theo quy định của Luật này về kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
4. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
...
Như vậy, việc công cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện như thế nào?
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Viễn thông 2023 quy định:
Cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam
1. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đối với việc cung cấp các dịch vụ viễn thông theo cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới ngoài việc tuân thủ các nghĩa vụ đã có trong cam kết còn phải bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, chính sách công cộng; tuân theo các quy định tại khoản 6 Điều 5, Điều 6, điểm b và điểm d khoản 2 Điều 13 của Luật này và quy định khác của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
3. Doanh nghiệp viễn thông tham gia thỏa thuận thương mại với tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải có phương án kỹ thuật để bảo đảm an ninh thông tin và thực hiện ngăn chặn khẩn cấp, ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ:
+ Theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Doanh nghiệp viễn thông có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với thuê bao vi phạm pháp luật về viễn thông không?
Doanh nghiệp viễn thông có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với thuê bao vi phạm pháp luật về viễn thông không, căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Viễn thông 2023 quy định:
Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;
c) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông đối với trường hợp thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?