Việc cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Việc cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Trình tự cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện thế nào?
- Việc điều chỉnh lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được quy định thế nào?
Việc cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Theo Điều 11 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định về thẩm quyền quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam như sau:
Thẩm quyền quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam
Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Theo quy định trên, việc cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (Hình từ Internet)
Trình tự cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 61/2021/NĐ-CP về trình tự cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như sau:
Cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
1. Cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo trình tự sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ
Sau khi có đề nghị của Liên hợp quốc về cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chuẩn bị hồ sơ, báo cáo Chính phủ. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình Chính phủ; dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh về việc cử mới lực lượng; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
b) Chính phủ xem xét việc trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới lực lượng;
c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình của Chính phủ; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
d) Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc cử mới lực lượng. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình; dự thảo quyết định của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; bản chụp ý kiến của các Thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tài liệu khác (nếu có).
...
Theo đó, trình tự cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 nêu trên.
Việc điều chỉnh lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 61/2021/NĐ-CP quy định về điều chỉnh thời gian, lực lượng như sau:
Cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
...
2. Điều chỉnh thời gian, lực lượng
a) Khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc khi Việt Nam yêu cầu và được Liên hợp quốc chấp thuận, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy trình điều chỉnh thời gian, lực lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thông qua Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc thống nhất với cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc việc điều chỉnh thời gian, lực lượng.
...
Như vậy, việc điều chỉnh lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được thực hiện khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc khi Việt Nam yêu cầu và được Liên hợp quốc chấp thuận.
Và Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thông qua Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc thống nhất với cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc việc điều chỉnh thời gian, lực lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không hòa giải ở cơ sở trong trường hợp nào? Chính sách Nhà nước về hòa giải ở cơ sở như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký sang tên xe từ 2025 theo Thông tư 79/2024 thế nào? Thời hạn giải quyết đăng ký xe từ 2025 là bao lâu?
- Mẫu giấy giới thiệu thực tập dành cho sinh viên ngành luật mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
- Mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu phiếu đánh giá ở đâu?
- Kế hoạch sáp nhập các bộ ngành mới nhất 14 Bộ ngành được sắp xếp, hợp nhất theo định hướng thế nào?