Việc cử chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
- Việc cử chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
- Chuyên gia giáo dục Việt Nam được cử đi làm việc ở nước ngoài có những quyền lợi gì?
- Khi được cử đi làm việc ở nước ngoài, chuyên gia giáo dục Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào?
Việc cử chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:
Cử chuyên gia giáo dục đi làm việc ở nước ngoài
1. Ứng viên đã được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, cung cấp giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của nước đối tác.
2. Trên cơ sở danh sách chấp nhận chính thức của nước đối tác và hồ sơ hợp lệ của chuyên gia giáo dục, Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo quốc tế trình Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế ra Quyết định cử chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.
3. Sau khi có Quyết định cử chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế ký hợp đồng với chuyên gia giáo dục, trong đó xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng (đối với chuyên gia giáo dục đi làm việc theo hợp đồng).
4. Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế thực hiện các thủ tục đưa chuyên gia giáo dục sang nước đối tác và phối hợp với các đơn vị liên quan để quản lý chuyên gia trong suốt thời gian được phép làm việc tại ở nước ngoài.
Theo đó, ứng viên đã được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, cung cấp giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của nước đối tác.
Trên cơ sở danh sách chấp nhận chính thức của nước đối tác và hồ sơ hợp lệ của chuyên gia giáo dục, Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo quốc tế trình Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế ra Quyết định cử chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.
Sau khi có Quyết định cử chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế ký hợp đồng với chuyên gia giáo dục, trong đó xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng (đối với chuyên gia giáo dục đi làm việc theo hợp đồng).
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế thực hiện các thủ tục đưa chuyên gia giáo dục sang nước đối tác và phối hợp với các đơn vị liên quan để quản lý chuyên gia trong suốt thời gian được phép làm việc tại ở nước ngoài.
Cử chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Chuyên gia giáo dục Việt Nam được cử đi làm việc ở nước ngoài có những quyền lợi gì?
Theo Điều 6 Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:
Quyền lợi của chuyên gia giáo dục
1. Được bồi dưỡng ngoại ngữ và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
2. Được cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan về phong tục, tập quán của nước đối tác; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài; các thông tin về công việc, nơi làm việc, thời hạn làm việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt ở nước ngoài.
3. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước đối tác, pháp luật và Điều ước quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong hợp đồng lao động; trường hợp có nhu cầu giải quyết các vấn đề về lãnh sự (hộ chiếu, thị thực) và những vấn đề về tư pháp (đăng ký kết hôn, khai sinh) sẽ được Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết theo thẩm quyền.
4. Được ký kết hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài và được gia hạn hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước đối tác (đối với chuyên gia giáo dục đi làm việc theo hợp đồng).
5. Được bố trí công việc tại nước ngoài phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, các khoản phụ cấp (nếu có) và các chế độ khác quy định trong hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài được ký kết giữa chuyên gia giáo dục với Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế.
6. Được hưởng các ưu đãi dành cho chuyên gia theo các thỏa thuận, hiệp định mà Việt Nam ký với nước đối tác.
7. Được đưa về nước những công cụ làm việc cần thiết của cá nhân; được chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và tài sản cá nhân về nước theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các nước đối tác.
Theo đó, quyền lợi của chuyên gia giáo dục được cử đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định cụ thể trên.
Khi được cử đi làm việc ở nước ngoài, chuyên gia giáo dục Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 7 Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của chuyên gia giáo dục
1. Chấp hành quyết định cử đi làm việc ở nước ngoài và thực hiện nghiêm túc các điều khoản ghi trong hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã ký kết.
2. Thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ Ngoại giao và tích cực tham gia các hoạt động do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức,
3. Định kỳ 01 lần/năm gửi báo cáo công tác có ý kiến xác nhận của cơ quan sử dụng chuyên gia của nước ngoài và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho Trung tâm Hỗ trợ đào tạo quốc tế.
4. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân (nếu có) và các khoản chi phí bắt buộc khác theo quy định hiện hành của Nhà nước; Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về thuế thu nhập cá nhân khác quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện theo Điều ước quốc tế,
5. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước đối tác.
6. Không lợi dụng công việc giảng dạy, các hoạt động chuyên môn hay bất kỳ hình thức nào khác để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước đối tác.
7. Không tham gia các hoạt động chính trị hoặc hội họp bất hợp pháp tại nước đối tác; không tổ chức đình công, bãi khóa trái pháp luật.
8. Nghiêm túc tuân thủ mục đích nhập cảnh trong thời gian làm việc tại nước đối tác.
...
Trách nhiệm của chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?