Việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm ra thị trường thủ tục như thế nào? Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa được quy định ra sao?
Việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm ra thị trường thủ tục như thế nào?
Trình tự, hồ sơ tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, và khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
+ Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
Công bố tiêu chuẩn sản phẩm
+ Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).
+ Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Thế nào là nhãn hàng hóa?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì: " Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa".
Theo đó, doanh nghiệp tự viết, in, vẽ, dán... trực tiếp lên trên hàng hóa chứ không phải đăng ký với cơ quan nào. Nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có các nội dung chủ yếu bằng tiếng việt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hoá.
Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa?
Nếu bạn muốn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của hàng hóa (ví dụ: nhãn hiệu Vina cà phê) để các đơn vị khác không được sử dụng nhãn hiệu trùng với của bên bạn thì công ty nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký bảo hộ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu (đơn đăng ký nhãn hiệu) gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu ban hành theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Bản sao y giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Mẫu nhãn hiệu (hình hoặc in màu): Ngoài mẫu nhãn hiệu được gắn trên Tờ khai, đơn phải kèm theo 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
- Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
- Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
Các nội dung chi tiết khác của đơn đăng ký nhãn hiệu thì bạn xem hướng dẫn tại Mục 5 chương I của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Hồ sơ nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Việc soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đòi hỏi nhiều thông tin liên quan và kỹ năng soạn thảo nên phải người có nhiều kinh nghiệm làm về đăng ký nhãn hiệu mới có thể hạn chế sai sót. Việc tra cứu nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa cũng hạn chế bởi thông tin tra cứu trên trang điện tử của Cục sở hữu trí tuệ cập nhật không đầy đủ. Đặc biệt tra cứu nhóm hàng hóa, dịch vụ để đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu (Tra cứu theo thỏa ước NiXo) khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Thời gian Cục sở hũu trí tuệ giải quyết hồ sơ từ khi nhận đơn hợp lệ đến khi cấp văn bằng bảo hộ cũng khá lâu, nhanh cũng phải từ 12 - 16 tháng, thực tiễn có thể kéo dài 2 - 3 năm. Vì vậy, bên bạn có thể thuê đơn vị chuyên làm về sở hữu trí tuệ nói chung, đăng ký nhãn hiệu nói riêng đại diện cho bên bạn để soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả cho bên bạn với mức chi phí cũng không quá cao cho mỗi nhãn hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?