Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng với tài sản nào?
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?
- Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng với tài sản nào?
- Đơn vị nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có quyền như thế nào?
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 129/2017/NĐ-CP thì chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là việc Nhà nước chuyển giao trong một thời gian nhất định quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng với tài sản nào? (Hình từ Internet)
Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng với tài sản nào?
Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng với tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 129/2017/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng đối với tài sản không phải là công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt kết hợp phục vụ nhiệm vụ công ích, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Tiêu chí lựa chọn tổ chức, cá nhân để tham gia đấu giá được quy định như sau:
a) Năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đầu tư, khai thác tài sản theo quy định của pháp luật chuyên ngành về thủy lợi và pháp luật có liên quan;
b) Năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được xác định cụ thể trong từng Hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 50 năm.
3. Trình tự, thủ tục phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi lập Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo Mẫu số 07/TSTL-ĐA ban hành kèm theo Nghị định này, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng có thời hạn tài sản quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi: 01 bản chính;
- Các hồ sơ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
…
Như vậy, theo quy định trên thì vệc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng với tài sản không phải là công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt kết hợp phục vụ nhiệm vụ công ích, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và được thực hiện thông qua hình thức đấu giá.
Đơn vị nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có quyền như thế nào?
Đơn vị nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có những quyền được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 19 Nghị định 129/2017/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
…
4. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
a) Quyền:
- Được sử dụng, kinh doanh tài sản theo Hợp đồng ký kết;
- Được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi của nhà nước về đầu tư xây dựng tài sản theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan;
- Được sử dụng quyền tài sản và giá trị đã nhận chuyển nhượng để huy động vốn theo quy định của pháp luật;
- Được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm.
b) Nghĩa vụ:
- Thực hiện đầu tư dự án theo quy hoạch, đúng tiến độ, chất lượng; bảo trì đúng yêu cầu kỹ thuật và các quy định khác tại Hợp đồng đã ký kết;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm các quy định trong Hợp đồng ký kết.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có các quyền sau:
- Được sử dụng, kinh doanh tài sản theo Hợp đồng ký kết;
- Được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi của nhà nước về đầu tư xây dựng tài sản theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan;
- Được sử dụng quyền tài sản và giá trị đã nhận chuyển nhượng để huy động vốn theo quy định của pháp luật;
- Được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?