Việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của người nhận bảo lãnh phải được sự chấp thuận của cơ quan nào?
- Việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của người nhận bảo lãnh phải được sự chấp thuận của cơ quan nào?
- Bộ Tài chính phải trả lời về việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh trong thời hạn bao lâu?
- Hồ sơ đề nghị chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh gồm những gì?
Việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của người nhận bảo lãnh phải được sự chấp thuận của cơ quan nào?
Việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
1. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của người nhận bảo lãnh phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chỉ xem xét đề nghị chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh trong trường hợp việc chuyển nhượng, chuyển giao không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh.
2. Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản ý kiến chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay của người nhận bảo lãnh gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận về việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh nêu rõ lý do chuyển nhượng, chuyển giao và người nhận chuyển nhượng, chuyển giao; đồng thời xác nhận về việc không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh sau khi chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay (bản gốc);
...
Như vậy, theo quy định, việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của người nhận bảo lãnh phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
Lưu ý: Bộ Tài chính chỉ xem xét đề nghị chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh trong trường hợp việc chuyển giao không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh.
Việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của người nhận bảo lãnh phải được sự chấp thuận của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính phải trả lời về việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn trả lời về việc chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
...
2. Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản ý kiến chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay của người nhận bảo lãnh gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận về việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh nêu rõ lý do chuyển nhượng, chuyển giao và người nhận chuyển nhượng, chuyển giao; đồng thời xác nhận về việc không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh sau khi chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay (bản gốc);
...
Như vậy, theo quy định, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản ý kiến chấp thuận hoặc từ chối việc chuyển giao khoản vay trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị chuyển giao khoản vay được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
...
2. Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản ý kiến chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay của người nhận bảo lãnh gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận về việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh nêu rõ lý do chuyển nhượng, chuyển giao và người nhận chuyển nhượng, chuyển giao; đồng thời xác nhận về việc không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh sau khi chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay (bản gốc);
b) Ý kiến bằng văn bản, chấp thuận việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của đối tượng được bảo lãnh (bản gốc);
c) Dự thảo văn bản chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay (nếu có) đã được các bên thống nhất, trong đó có quy định người nhận chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay chấp nhận kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm của người nhận bảo lãnh ban đầu theo thỏa thuận vay.
3. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của đối tượng được bảo lãnh phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ). Người nhận chuyển nhượng, chuyển giao phải đáp ứng được các điều kiện đối với đối tượng được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và của Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận về việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh nêu rõ lý do chuyển giao và người nhận chuyển giao;
Đồng thời xác nhận về việc không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh sau khi chuyển giao khoản vay (bản gốc);
(2) Ý kiến bằng văn bản, chấp thuận việc chuyển giao khoản vay của đối tượng được bảo lãnh (bản gốc);
(3) Dự thảo văn bản chuyển giao khoản vay (nếu có) đã được các bên thống nhất, trong đó có quy định người nhận chuyển giao khoản vay chấp nhận kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm của người nhận bảo lãnh ban đầu theo thỏa thuận vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?