Việc chuyển giao đất về địa phương quản lý được thực hiện trong trường hợp nào? Thủ tục chuyển giao đất về địa phương quản lý được quy định thế nào?
Việc chuyển giao đất về địa phương quản lý được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý như sau:
Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý
1. Việc chuyển giao nhà, đất về địa phương quản lý, xử lý thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Nhà, đất đã sử dụng làm nhà ở trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước) đáp ứng đủ các điều kiện: Có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên, có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
b) Nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc các trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo đó, việc chuyển giao đất về địa phương quản lý được thực hiện trong trường hợp đất đã sử dụng làm nhà ở trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 và đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Đồng thời việc chuyển giao đất về địa phương quản lý cũng được thực hiện đối với đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc các trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chuyển giao đất về địa phương quản lý (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chuyển giao đất về địa phương quản lý?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 167/2017/NĐ-CP về chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý như sau:
Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý
...
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này phê duyệt:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chuyển giao nhà, đất từ các bộ, cơ quan trung ương về địa phương quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý cho các cơ quan chức năng của địa phương.
...
Theo quy định trên, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chuyển giao đất từ các bộ, cơ quan trung ương về địa phương quản lý.
Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý cho các cơ quan chức năng của địa phương.
Thủ tục chuyển giao đất về địa phương quản lý được quy định thế nào?
Theo khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý như sau:
Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý
...
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .
4. Sau khi thực hiện việc tiếp nhận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương căn cứ quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai, pháp luật có liên quan và hồ sơ của từng trường hợp cụ thể để xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhà, đất chuyển giao có trách nhiệm bàn giao theo Quyết định chuyển giao của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản chuyển giao.
Không thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi chuyển giao nhà, đất về địa phương quản lý, xử lý.
Doanh nghiệp có tài sản chuyển giao thực hiện thủ tục ghi giảm vốn (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao đất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản.
Sau khi thực hiện việc tiếp nhận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương căn cứ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật có liên quan và hồ sơ của từng trường hợp cụ thể để xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có đất chuyển giao có trách nhiệm bàn giao theo Quyết định chuyển giao của cơ quan, người có thẩm quyền và thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản chuyển giao.
Và doanh nghiệp có tài sản chuyển giao thực hiện thủ tục ghi giảm vốn (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?