Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH được thực hiện theo phương thức nào?
- Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH được thực hiện theo phương thức nào?
- Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong trường hợp nào?
- Vị trí nào liên quan đến thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn phải định kỳ chuyển đổi?
Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ.
Như vậy, phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội được quy định cụ thể như sau:
(1) Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Chuyển đổi giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và của địa phương.
(2) Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ.
Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành LĐTBXH được thực hiện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong trường hợp nào?
Căn cú khoản 2 Điều 8 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt như sau:
Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định, không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Vị trí nào liên quan đến thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn phải định kỳ chuyển đổi?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
...
4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn
a) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
b) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa đặc thù thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
d) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ kiểm định viên, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
5. Thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
b) Thẩm định cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
...
Như vậy, những vị trí công tác liên quan đến thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn phải định kỳ chuyển đổi bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
(2) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa đặc thù thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
(3) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
(4) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ kiểm định viên, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?