Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện định kỳ theo nguyên tắc gì?
- Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện định kỳ theo nguyên tắc gì?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước là bao lâu?
Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 26 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về mục đích, yêu cầu chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước.
2. Nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng và bố trí, phân công công tác đối với ngũ công chức, viên chức.
3. Nhằm bố trí, sắp xếp cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước phù hợp.
Như vậy, theo quy định thì việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện nhằm mục đích sau đây:
(1) Nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước.
(2) Nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng và bố trí, phân công công tác đối với đội ngũ công chức.
(3) Nhằm bố trí, sắp xếp cơ cấu đội ngũ công chức của Kiểm toán Nhà nước phù hợp.
Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện định kỳ theo nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc và những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Nguyên tắc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
a) Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước là quy định bắt buộc, là việc làm thường xuyên đối với công chức, viên chức đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
b) Phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân; không gây mất đoàn kết trong đơn vị; không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của đơn vị.
c) Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong đơn vị.
d) Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý đến thời hạn định kỳ chuyển đổi.
đ) Chỉ thực hiện một trong các hình thức chuyển đổi vị trí công tác quy định tại Điều 30 của Quy định này đối với công chức, viên chức đến thời hạn định kỳ chuyển đổi.
e) Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc, chưa thể bố trí công chức, viên chức khác đảm trách thì thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
2. Những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
a) Không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trái với chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức đang làm hoặc đang phụ trách.
b) Nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Như vậy, theo quy định thì việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện định kỳ theo những nguyên tắc sau đây:
(1) Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức của Kiểm toán Nhà nước là quy định bắt buộc, là việc làm thường xuyên đối với công chức đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
(2) Phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;
Chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân;
Không gây mất đoàn kết trong đơn vị;
Không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của đơn vị.
(3) Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong đơn vị.
(4) Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc đơn vị quản lý đến thời hạn định kỳ chuyển đổi.
(5) Chỉ thực hiện một trong các hình thức chuyển đổi vị trí công tác quy định tại Điều 30 của Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 đối với công chức đến thời hạn định kỳ chuyển đổi.
(6) Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc, chưa thể bố trí công chức khác đảm trách thì thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng).
2. Công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 24 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu thì không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức ngành Kiểm toán Nhà nước là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng).
Trường hợp công chức có thời gian công tác còn lại dưới 24 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu thì không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?