Việc cho ý kiến đối với văn kiện chương trình hợp tác pháp luật gồm những nội dung nào? Quy trình cho ý kiến được thực hiện thế nào?
Việc cho ý kiến đối với văn kiện chương trình hợp tác pháp luật gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như sau:
Thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật
...
2. Nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bao gồm:
a) Tính hợp hiến, hợp pháp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sự phù hợp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Tính không trùng lặp với chương trình, dự án hợp tác pháp luật khác;
c) Sự cần thiết, tính khả thi của nội dung hợp tác pháp luật trong chương trình, dự án;
d) Sự phù hợp của mục tiêu, nội dung của chương trình, dự án với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực hiện dự án của cơ quan chủ quản.
...
Theo đó, việc cho ý kiến đối với văn kiện chương trình hợp tác pháp luật gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 7 nêu trên.
Trong đó có nội dung về tính hợp hiến, hợp pháp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sự phù hợp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chương trình hợp tác pháp luật (Hình từ Internet)
Quy trình cho ý kiến đối với văn kiện chương trình hợp tác pháp luật được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2015/TT-BTP về quy trình cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản như sau:
Quy trình cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản
1. Trong quá trình thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản theo quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP và Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, đồng thời gửi Bộ Tư pháp hồ sơ văn kiện chương trình, dự án để cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan chủ quản.
Theo quy định trên, cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, đồng thời gửi Bộ Tư pháp hồ sơ văn kiện chương trình, dự án để cho ý kiến.
Và trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan chủ quản.
Hồ sơ cho ý kiến văn kiện chương trình hợp tác pháp luật gồm những tài liệu nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2015/TT-BTP quy định về hồ sơ cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như sau:
Hồ sơ cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật
1. Hồ sơ cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật sử dụng nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền.
b) Dự thảo văn kiện chương trình, dự án bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có).
c) Ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, nhà tài trợ (nếu có) trong quá trình lập văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
2. Hồ sơ cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản thông báo hoặc cam kết xem xét của nhà tài trợ đối với nội dung khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
b) Dự thảo văn kiện chương trình, dự án bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có).
c) Ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập văn kiện chương trình, dự án.
3. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp một (01) bộ hồ sơ cho ý kiến văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bằng bản giấy và bản điện tử. Bản điện tử được gửi tới Bộ Tư pháp theo địa chỉ [email protected].
Như vậy, tùy thuộc vào văn kiện chương trình hợp tác pháp luật là chương trình sử dụng nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ hay chương trình sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài mà hồ sơ cho ý kiến văn kiện chương trình có sự khác nhau và tương ứng với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?