Việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được chấm dứt trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em?

Cho tôi hỏi việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được chấm dứt trong những trường hợp nào? Ai có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em? Câu hỏi của anh T.N.P từ Long Xuyên.

Chăm sóc thay thế cho trẻ em là gì?

Chăm sóc thay thế cho trẻ em được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.
3. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
4. Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
...

Như vậy, chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được chấm dứt trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em?

Chăm sóc thay thế cho trẻ em là gì? (Hình từ Internet)

Việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được chấm dứt trong trường hợp nào?

Trường hợp chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Chấm dứt việc chăm sóc thay thế
1. Việc chăm sóc thay thế chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ Điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này;
b) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
c) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
d) Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;
đ) Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ Điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.
2. Trường hợp cá nhân hoặc thành viên trong gia đình nhận chăm sóc thay thế xâm hại trẻ em thì phải chuyển ngay trẻ em ra khỏi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế và áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Trường hợp trẻ em muốn chấm dứt việc chăm sóc thay thế, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm xem xét để quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
4. Người ra quyết định chăm sóc thay thế có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế.

Như vậy, theo quy định, việc chăm sóc thay thế cho trẻ em được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

(1) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Trẻ em 2016;

(2) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;

(3) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;

(4) Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;

(5) Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ điều kiện thực hiện quyền của trẻ em.

Ai có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em?

Trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế được quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:

Chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em
1. Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 69 Luật trẻ em gửi đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để thực hiện thủ tục chấm dứt việc chăm sóc thay thế.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế và chuyển hình thức chăm sóc thay thế căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá việc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo đề nghị của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo nguyện vọng của trẻ em được quy định tại Điều 69 Luật trẻ em theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với trường hợp trẻ em được chuyển từ cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội và gửi quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em và chuyển hình thức chăm sóc thay thế căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá việc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo đề nghị của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo nguyện vọng của trẻ em.

Chăm sóc thay thế cho trẻ em
Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những quy định giao thông liên quan tới trẻ em?
Pháp luật
Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có vi phạm pháp luật không? Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những loại trò chơi nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em? Cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực, người mua hay người bán bị phạt và mức phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăm sóc thay thế cho trẻ em
3,024 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăm sóc thay thế cho trẻ em Trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chăm sóc thay thế cho trẻ em Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào