Việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em được thực hiện trong các chương trình truyền hình như thế nào? Các nội dung nào được ưu tiên phát sóng dành cho trẻ em?

Cho tôi hỏi việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em được thực hiện như thế nào? Khi đăng báo có nội dung liên quan đến trẻ em phải tuân thủ những yêu cầu bắt buộc ra sao? - Câu hỏi của chị Mỹ (TP. HCM)

Việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em được thực hiện trong các chương trình truyền hình như thế nào?

Việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em được thực hiện như thế nào

Việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em được thực hiện trong các chương trình truyền hình như thế nào? Các nội dung nào được ưu tiên phát sóng dành cho trẻ em? (Hình từ Internet)

Theo Điều 16 Thông tư 09/2017/TT-BTTTT việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em được thực hiện trong các chương trình truyền hình như sau

Cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em
1. Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản phải thực hiện việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình; báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
2. Việc cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp với từng loại hình báo chí, xuất bản phẩm, bao gồm nhưng không giới hạn: âm thanh, hình ảnh, chữ viết, biểu tượng.
3. Đối với phát thanh, truyền hình, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay trước khi bắt đầu phát sóng chương trình có nội dung cần cảnh báo.
4. Đối với báo in, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay sát phía trên hoặc sát phía dưới tên tin, bài hoặc ngay tại vị trí đăng tin, bài. Đối với báo điện tử, nội dung cảnh báo phải được hiện lên ngay sau khi độc giả ấn chọn tin, bài và trước khi độc giả đọc được toàn bộ nội dung tin, bài.
5. Nội dung cảnh báo trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử phải bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận biết và phải thể hiện được tối thiểu một trong các khuyến cáo sau đây:
a) Nội dung không phù hợp với trẻ em, đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem.
b) Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem.
c) Chương trình, phim có hình ảnh và tình tiết nhạy cảm, khuyến cáo nên có sự hướng dẫn của phụ huynh khi xem.
d) Nội dung không phù hợp với trẻ em dưới 06 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi.
6. Đối với xuất bản phẩm dành cho trẻ em có nội dung về giáo dục giới tính; chống bạo lực, xâm hại thân thể trẻ em phải ghi dòng chữ “Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn trẻ em đọc” tại trang tên sách hoặc tại bìa 4.

Vậy đối với chường trình truyền hình, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay trước khi bắt đầu phát sóng chương trình có nội dung cần cảnh báo.

Các nội dung nào được ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho trẻ em?

Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho trẻ em được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BTTTT như sau:

- Thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em;

- Tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;

- Phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em;

- Hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng an toàn cho trẻ em;

- Giáo dục giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng;

- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em phải tuân thủ những yêu cầu bắt buộc nào?

Theo Điều 15 Thông tư 09/2017/TT-BTTTT quy định về những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em như sau:

Những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em
1. Đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
a) Khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan, phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
b) Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong các chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.
2. Đối với xuất bản phẩm
Khi sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.

Như vậy, những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em gồm:

* Đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử

- Khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan, phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em;

- Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong các chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật:

+ Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành;

+ Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.

* Đối với xuất bản phẩm

Khi sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm:

+ Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành;

+ Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.

Chương trình truyền hình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chương trình truyền hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tái phát sóng là gì? Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kênh chương trình trong nước là gì? Thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước bao gồm những thành phần nào? Thủ tục thực hiện ra sao?
Pháp luật
Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có thời hạn bao lâu? Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khách sạn có người nước ngoài lưu trú có được thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh không qua biên tập không?
Pháp luật
Từ 15/8/2023, nguyên tắc quản lý nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu đã được biên tập, phân loại và cảnh báo ra sao?
Pháp luật
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cài đặt tên, biểu tượng dịch vụ trên kênh chương trình truyền hình thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động sản xuất, biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu có dạng như thế nào?
Pháp luật
Việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình truyền hình
1,813 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình truyền hình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào