Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cần những gì?
- Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào?
- Trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm gì?
Hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cần những gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Lập hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
...
3. Đối với các công trình hiện đang sử dụng thì hồ sơ đề nghị thẩm định đưa công trình vào danh mục, bao gồm:
a. Các tài liệu như quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Trong Tờ trình bổ sung nội dung: tóm tắt về công trình, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu, đơn vị thi công xây dựng, thời gian khởi công xây dựng, thời gian đưa vào khai thác sử dụng, đơn vị quản lý khai thác; đặc điểm tình hình an ninh trật tự liên quan đến công trình; tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại; sơ đồ vị trí công trình; phương hướng xử lý các vấn đề liên quan yêu cầu bảo vệ công trình.
Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cần:
(1) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
(2) Công văn đề nghị thẩm định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký;
(3) Phương án bảo vệ; biên chế, tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
(4) Tờ trình bổ sung nội dung.
Trong Tờ trình bổ sung nội dung: tóm tắt về công trình, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu, đơn vị thi công xây dựng, thời gian khởi công xây dựng, thời gian đưa vào khai thác sử dụng, đơn vị quản lý khai thác; đặc điểm tình hình an ninh trật tự liên quan đến công trình; tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại; sơ đồ vị trí công trình; phương hướng xử lý các vấn đề liên quan yêu cầu bảo vệ công trình.
Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Đối với công trình đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng:
a. Bảo đảm an toàn bí mật (nếu dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước);
b. Bảo đảm an toàn công trình khi thi công, chống lấy cắp, tráo đổi chủng loại vật tư, trang thiết bị kỹ thuật theo thiết kế đã được duyệt;
c. Quá trình thi công đảm bảo thực hiện đúng quy trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.
2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng:
a. Bảo đảm bí mật nhà nước (nếu công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước);
b. Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;
c. Phòng, chống tội phạm và kẻ địch xâm hại cơ sở vật chất, hành lang bảo vệ công trình;
d. Phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trường hợp công trình đang sử dụng được phê duyệt để đưa vào danh mục công trình quang trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì việc bảo vệ công trình sẽ được thực hiện dựa trên những nội dung sau:
(1) Bảo đảm bí mật nhà nước (nếu công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước);
(2) Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;
(3) Phòng, chống tội phạm và kẻ địch xâm hại cơ sở vật chất, hành lang bảo vệ công trình;
(4) Phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của lực lượng bảo vệ và phối hợp với lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Như vậy, trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của:
- Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
- Quy định của Nghị định 126/2008/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của lực lượng bảo vệ và phối hợp với lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?