Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có được thực hiện theo hình thức bảo lãnh chung không?
- Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có được thực hiện theo hình thức bảo lãnh chung không?
- Tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh chung có phải nộp tiền chậm nộp thay người nộp thuế khi hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế không?
- Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như thế nào?
Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có được thực hiện theo hình thức bảo lãnh chung không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp như sau:
Thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp
...
2. Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;
...
Như vậy, việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo hai hình thức là bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
Trong đó, bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan.
Lưu ý: Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp.
Việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có được thực hiện theo hình thức bảo lãnh chung không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh chung có phải nộp tiền chậm nộp thay người nộp thuế khi hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp như sau:
Thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp
...
2. Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
...
c) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan;
d) Nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Trường hợp sử dụng hình thức đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), người nộp thuế phải nộp một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước.
Việc hoàn trả tiền đặt cọc thực hiện như quy định về hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh chung tiền thuế nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 85 Luật Hải quan 2014 quy định về xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việc xác định mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế.
Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Như vậy, việc xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định như sau:
- Việc xác định mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế.
- Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty mới nhất?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03/2025 ra sao?
- Tờ khai tự quyết toán thuế là gì? Thời hạn tự quyết toán thuế thu nhập đối với cá nhân là khi nào?
- Xác định chi phí quản trị, vận hành và bảo trì hệ thống thông tin bằng những phương pháp nào theo Thông tư 18?
- Tần xuất sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như thế nào theo Nghị định 175?