Việc bảo đảm nguyên tắc an ninh nguồn nước có nằm trong nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh không?
Việc bảo đảm nguyên tắc an ninh nguồn nước có nằm trong nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh
Việc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm tính toàn diện của nước mặt với nước dưới đất, khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ, phát triển nguồn nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
2. Bảo đảm phân bổ hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực, giữa thượng lưu và hạ lưu; bảo đảm an ninh nguồn nước;
3. Bảo đảm là cơ sở cho việc lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, kế hoạch bảo vệ nước dưới đất và điều hòa, phân phối tài nguyên nước.
Theo đó, việc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn nước.
An ninh nguồn nước là gì? Việc xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia có phải bảo đảm an ninh nguồn nước không? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia có phải bảo đảm an ninh nguồn nước không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Chiến lược tài nguyên nước quốc gia
1. Chiến lược tài nguyên nước quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Việc xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia phải căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, dự báo nguồn nước, tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
b) Bảo đảm an ninh nguồn nước; bảo vệ, phát triển nguồn nước; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước;
c) Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng của nguồn nước và định hướng về hợp tác quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Chiến lược tài nguyên nước quốc gia có các nội dung chính sau đây:
a) Quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
b) Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tổng thể về bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; đề án, dự án ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn trong kỳ chiến lược.
3. Chiến lược tài nguyên nước quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 50 năm.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, Chiến lược tài nguyên nước quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Như vậy, việc xây dựng xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia phải căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, dự báo nguồn nước, tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và phải bảo đảm an ninh nguồn nước; bảo vệ, phát triển nguồn nước; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước;
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước nhằm mục đích như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước để thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch về tài nguyên nước, quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra, bảo đảm an ninh nguồn nước.
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và nghiệm thu kết quả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Điều tra cơ bản tài nguyên nước phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất, đồng bộ, kế thừa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực.
3. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước;
c) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
...
Như vậy, hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước nhằm mục đích thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch về tài nguyên nước, quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra, bảo đảm an ninh nguồn nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?