Việc bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương bãi bỏ kết nối?
- Việc bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương bãi bỏ kết nối?
- Hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt cần những giấy tờ gì theo quy định hiện nay?
- Trình tự phê duyệt hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện như thế nào?
Việc bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương bãi bỏ kết nối?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định về trường hợp bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được quy định như sau:
Thủ tục gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối
...
2. Bãi bỏ kết nối khi tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu công trình đường sắt đã được kết nối không còn nhu cầu sử dụng kết nối.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định về thẩm quyền phê duyệt chủ trương bãi bỏ các tuyến đường sắt như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối
1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối có thời hạn, quyết định bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối có thời hạn, quyết định bãi bỏ kết nối đối với:
a) Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý;
b) Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn quản lý.
Từ các quy định trên thì chủ sở hữu công trình đường sắt sẽ thực hiện bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt khi không còn nhu cầu sử dụng nữa.
Chủ sở hữu cần gửi hồ sơ đề nghị bãi bỏ các tuyến đường sắt đến Bộ Giao thông vận tải để được phê duyệt nếu thực hiện bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia.
Trong trường hợp bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt đô thị thì chủ sở hữu công trình gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị để được phê duyệt.
Việc bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt cần những giấy tờ gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đề nghị bãi bỏ các tuyến đường sắt cần những giấy tờ sau:
Thủ tục gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối
...
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối:
a) Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian thi công kết nối gồm: đơn đề nghị gia hạn của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này; bản sao các văn bản pháp lý chứng minh lý do đề nghị kéo dài thời gian thi công kết nối theo giấy phép được cấp và tiến độ tổng thể dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối gồm: đơn đề nghị gia hạn của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này; bản sao các văn bản pháp lý chứng minh lý do đề nghị kéo dài thời gian khai thác, sử dụng kết nối theo giấy phép được cấp;
c) Hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối gồm: đơn đề nghị bãi bỏ kết nối của tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này; phương án tổ chức thi công khi bãi bỏ kết nối.
...
Từ quy định trên thì hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt gồm các giấy tờ như:
- Đơn đề nghị bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt theo Phụ lục 4 Tải về ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGTVT.
- Phương án tổ chức thi công khi bãi bỏ kết nối.
Trình tự phê duyệt hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 10 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT thì trình tự phê duyệt hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt được thực hiện như sau:
Bước 1: chủ sở hữu công trình đã được cấp giấy phép kết nối có nhu cầu bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt lập 01 bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho chủ sở hữu hoàn thiện.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền gia hạn kết nối sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ đề nghị và ra quyết định bãi bỏ kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 TẢI VỀ ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGTVT.
Bước 3: Sau khi hoàn thành việc bãi bỏ kết nối, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?