Việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Cho tôi hỏi việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Xuân Hiếu ở Đồng Nai.

Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu có những quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan kiểm tra nhà nước như sau:

Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu
...
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra từ phương thức kiểm tra thông thường sang phương thức kiểm tra giảm và áp dụng phương thức kiểm tra thông thường sau 03 (ba) lần kiểm tra chặt đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu;
b) Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Nghị định này;
c) Tuân thủ việc lấy mẫu, lưu mẫu theo quy định của pháp luật;
d) Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
đ) Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu;
e) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
g) Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệm, phí kiểm tra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng (nếu có) theo quy định của pháp luật;
h) Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
i) Thực hiện báo cáo 06 tháng/lần về bộ quản lý chuyên ngành tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc báo cáo đột xuất khi có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương của Việt Nam hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc báo cáo về kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu.

Theo đó, cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu có những quyền và trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 15 nêu trên.

An toàn thực phẩm nhập khẩu

An toàn thực phẩm nhập khẩu (Hình từ Internet)

Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo những phương thức nào?

Theo Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về phương thức kiểm tra như sau:

Phương thức kiểm tra
Việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
1. Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
2. Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
3. Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

Theo quy định trên, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo những phương thức sau:

+ Phương thức kiểm tra giảm.

+ Phương thức kiểm tra thông thường.

+ Phương thức kiểm tra chặt.

Việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về áp dụng phương thức kiểm tra như sau:

Áp dụng phương thức kiểm tra
1. Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
c) Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
2. Kiểm tra thông thường áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
3. Kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
b) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
c) Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
4. Chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này, nếu sau khi áp dụng phương thức kiểm tra chặt 03 (ba) lần liên tiếp mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương của Việt Nam.

Như vậy, tùy thuộc vào loại phương thức kiểm tra là gì mà việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 17 nêu trên.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?
Pháp luật
Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
Pháp luật
Khi phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm thì phải thông báo với ai? 05 biện pháp khắc phục?
Pháp luật
Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm của cửa hàng?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
2,511 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào