Vị trí chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa đảm nhiệm những công việc như thế nào?
- Vị trí chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa đảm nhiệm những công việc gì?
- Yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như thế nào?
- Yêu cầu về phẩm chất cá nhân đối với chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như thế nào?
- Chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa có quyền hạn gì?
Vị trí chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa đảm nhiệm những công việc gì?
Căn cứ tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định vị trí chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa đảm nhiệm những công việc như sau:
- Đầu tiên là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án, cụ thể:
+ Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý di sản văn hóa.
+ Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương.
- Thứ hai là hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản, cụ thể:
+ Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý di sản văn hóa.
+ Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về ngành, lĩnh vực về quản lý di sản văn hóa.
+ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý di sản văn hóa.
- Thứ ba là kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản, cụ thể:
Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý di sản văn hóa.
- Thứ tư là tham gia thẩm định các văn bản, cụ thể:
Tham gia thẩm định, góp ý các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý di sản văn hóa.
- Thứ năm là thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể:
Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.
- Thứ sáu là hối hợp thực hiện, cụ thể:
Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.
- Thứ bảy là thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp, cụ thể:
Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.
- Thứ tám là xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
- Cuối cùng là thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
Vị trí chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa đảm nhiệm những công việc gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Yêu cầu về phẩm chất cá nhân đối với chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định yêu cầu về phẩm chất cá nhân đối với chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như sau:
- Thứ nhất, tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.
- Thứ hai là tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Thứ ba là trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Thứ tư là điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.
- Thứ năm là khả năng đoàn kết nội bộ.
- Thứ sáu là chịu được áp lực trong công việc.
- Cuối cùng là ập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.
Chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa có quyền hạn gì?
Căn cứ tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định chuyên viên chính về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa có quyền hạn như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL sẽ có hiệu lực từ ngày 10/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?