Vi phạm về quảng cáo trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao bị xử phạt như thế nào? Vi phạm về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo bị xử phạt như thế nào?

Tôi tên là Ngọc, tôi mở công ty dịch vụ quảng cáo. Sắp tới có một vài doanh nghiệp thuê bên tôi để quảng cáo cho họ trong một vài chương trình, sự kiện văn hóa, thể dục thể thao. Hình thức quảng cáo được yêu cầu rất đa dạng, từ bảng quảng cáo cho đến sử dụng đoàn người thực hiện quảng cáo. Tôi muốn biết về những điều kiện cần đáp ứng khi sử dụng đoàn người để quảng cáo, cũng như những điều kiện khi quảng cáo trong các chương trình văn hóa, thể thao? Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong được tư vấn.

Quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao cần những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 35 Luật Quảng cáo 2012 về quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao:

“1. Quảng cáo trong chương trình văn hóa, thể thao phải thực hiện theo pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và thể dục, thể thao.
2. Không được treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình; khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo không quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình.
3. Quảng cáo trên khu vực sân khấu phải đảm bảo mỹ quan và không được che khuất tầm nhìn của người xem.
4. Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao không được che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả; không làm ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, y tế, người phục vụ."

Điều kiện đối với đoàn người thực hiện quảng cáo

Căn cứ Điều 36 Luật Quảng cáo 2012 về đoàn người thực hiện quảng cáo, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo:

“1. Đoàn người thực hiện quảng cáo phải tuân theo các quy định sau:
a) Đoàn người thực hiện quảng cáo là đoàn người có từ ba người trở lên mặc trang phục hoặc mang theo hình ảnh, vật dụng thể hiện sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc di chuyển trên đường giao thông;
b) Đoàn người thực hiện quảng cáo phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý với thông báo thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện quảng cáo theo nội dung đã thông báo.
2. Hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo và phương tiện quảng cáo khác phải tuân thủ các quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội."

Vi phạm quảng cáo

Vi phạm quảng cáo

Vi phạm về quảng cáo trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 45 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình;
b) Khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo vượt quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trên khu vực sân khấu không bảo đảm mỹ quan và che khuất tầm nhìn của người xem;
b) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao mà che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả;
c) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu gây cản trở hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, nhân viên y tế, người phục vụ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Theo đó, hành vi vi phạm về quảng cáo trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao có thể bị xử phạt đối với cá nhân số tiền lên đến 10.000.000 đồng, còn đối với tổ chức số tiền sẽ gấp đôi (tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Ngoài ra còn có thể bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo như một biện pháp khắc phục hậu quả.

Vi phạm về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 46 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo không đúng với thông báo đã gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo chấp thuận sau khi thông báo nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo; thời gian và lộ trình thực hiện của đoàn người thực hiện quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.”

Theo đó, hành vi vi phạm về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thì số tiền lên đến 10.000.000 đồng (tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

Quảng cáo Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quảng cáo
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đỗ xe ô tô trên dốc mà không chèn bánh thì có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hay không?
Pháp luật
Dán nhãn hiệu trên phương tiện giao thông như thế nào? Dán quảng cáo trên nóc xe tải có bị phạt không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sửa đổi bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính mới nhất?
Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao lâu?
Pháp luật
Hành vi đánh vợ có bị xử phạt cảnh cáo không? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm những hình thức gì?
Pháp luật
Xử phạt vi phạm hành chính dựa trên nguyên tắc nào? Chủ xe có thể đi nộp phạt giúp người vi phạm giao thông không?
Pháp luật
Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến việc lưu thông của dòng chảy?
Pháp luật
Hành vi đăng tải những tin đồn thất thiệt xúc phạm uy tín và danh dự người khác trên facebook có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn đối với cá nhân gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo
1,675 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào