Vi phạm về bao bì đựng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh hóa chất bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất?
Bao bì đựng hóa chất gồm những loại nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 32/2017/TT-BCT quy định về bao bì đựng hóa chất như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
5. Bao bì thương phẩm của hóa chất là bao bì chứa đựng hóa chất, lưu thông cùng với hóa chất và gồm hai loại:
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hóa chất, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hóa chất;
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hóa chất có bao bì trực tiếp."
Căn cứ quy định trên, ta thấy bao bì đựng hóa chất còn được hiểu là bao bì thương phẩm của hóa chất và gồm hai loại là bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
Bao bì đựng hóa chất
Bao bì đựng hóa chất phải đáp ứng yêu cầu nào?
Yêu cầu đối với bao bì đựng hóa chất được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:
- Bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.
Theo đó, việc phân loại và ghi nhãn trên bao bì hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BCT như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
- Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi. Hướng dẫn chung và tiêu chí phân loại hóa chất theo GHS được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
- Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này. Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:
+ Tên hóa chất;
+ Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
+ Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
+ Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
+ Định lượng;
+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;
+ Ngày sản xuất;
+ Hạn sử dụng (nếu có);
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
+ Xuất xứ hóa chất;
+ Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
- Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo Điều 4; nhãn phụ hóa chất thực hiện theo khoản 3 Điều 7 và khoản 3, 4 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Trường hợp do kích thước của nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung được quy định tại các điểm a, i và k khoản 3 Điều này trên nhãn hóa chất, những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
- Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Bao bì đựng hóa chất không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh hóa chất, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản riêng bao bì hóa chất đã qua sử dụng mà còn tiếp tục được sử dụng để bảo quản hóa chất.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật chứa, bao bì của hóa chất không đảm bảo kín, chắc chắn khi bốc, xếp vận chuyển.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, làm sạch bao bì, vật chứa hóa chất đã qua sử dụng trước khi nạp hóa chất.
Theo đó, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP.
Bên cạnh các mức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất có hành vi vi phạm liên quan đến bao bì đựng hóa chất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 71/2019/NĐ-CP như sau:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nếu xảy ra tình trạng mất an toàn về môi trường đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Như vậy, ta thấy tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu đối với bao bì đựng hóa chất theo quy định. Trường hợp, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định liên quan đến bao bì đựng hóa chất thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 71/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?