Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào?
Việc xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019;
- Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
(3) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(4) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
(5) Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
- Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
- Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Trường hợp NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải ký phụ lục hay giao kết hợp đồng mới?
Căn cứ quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy, trong trường hợp NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc có thể giao kết hợp đồng lao động mới.
Phụ lục hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Phụ lục hợp đồng lao động được quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
(2) Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Hội đồng quản trị Hợp tác xã sau khi bãi nhiệm thì còn chịu trách nhiệm với những quyết định trước đó không?
- Nguyên tắc làm việc Cục Hàng không Việt Nam được quy định ra sao? Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Cục HKVN?
- Công an huyện có thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân không? Chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân là ai?
- Cán bộ công chức viên chức được nâng lương trong trường hợp nào khi thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?
- Cấp chính quyền địa phương ở quận gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận?