Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề sử dụng viện trợ không hoàn lại của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cho tôi hỏi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt thế nào? Câu hỏi của chị Hoàng Yến ở Hải Dương.

Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 33 Nghị định 88/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài trợ, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài trợ, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong cơ sở giáo dục nghiệp theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quy trình vận động, tiếp nhận viện trợ;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ, viện trợ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...

Theo quy định trên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời cơ sở vi phạm buộc phải hoàn trả các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ, viện trợ đối với hành vi vi phạm. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 88/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt cơ sở này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại là bao lâu?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại là 01 năm.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có bị giải thể khi không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ hay không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép giải thể trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có vốn đầu tư thành lập tối thiếu là bao nhiêu?
Pháp luật
Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì? Quy trình đánh giá nội bộ hệ thống này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì? Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Pháp luật
Muốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật cần đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh của cơ sở mình hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
808 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào