Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các trường hợp sau:
- Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
- Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
- Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
- Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
- Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
- Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
>> Khi tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cần lưu ý điều gì?
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc được quy định thế nào? Nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định ra sao?
Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc được quy định thế nào?
Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
(1) Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
(2) Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
- Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
- Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
- Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động 2019.
(3) Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản (2).
(4) Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định ra sao?
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.
(2) Ngoài nội dung quy định tại khoản (1), các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Ngoài việc thực hiện đối thoại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động còn có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, ngoài việc thực hiện đối thoại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động còn có những nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163/2024 được thực hiện như thế nào?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thân nhân của người có công với cách mạng là 95% hay 100% theo quy định?
- Giải thể đơn vị hành chính: Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thế nào?
- Mẫu thông báo tình hình hoạt động của nhà thầu nước ngoài mới nhất theo Nghị định 175? Tải về mẫu thông báo?
- Từ 25/12/2024, phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi tại Nghị định 147 như thế nào?