Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển?
- Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển?
Mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển?
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom vận chuyển chất thải rắn thông thường phải chuyển vào bờ theo quy định đối với chất thải phát sinh từ hoạt động dầu khí trên biển.
(2) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt;
- Không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển;
- Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng, các công trình khai thác dầu khí trên biển quá thời gian phải xử lý;
- Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển.
(3) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
- Đổ xuống biến chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc chất thải không được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
- Đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
- Thải mùn khoan, dung dịch khoan nền nước hoặc thải mùn khoan, dung dịch khoan nền không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển xuống vùng biển không đúng quy định;
- Thải xuống biển mùn khoan nền không nước phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
- Thải nước rửa sàn, thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu bị nhiễm dầu, nước thải sinh hoạt phát sinh trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển xuống vùng biển không đúng quy định.
(4) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại hóa chất độc hại, chất thải rắn; nước thải không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
(5) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển bị phạt bao nhiêu tiền?
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển?
Đối với quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển thì tại khoản 6 Điều 36 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển cụ thể như sau:
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?