Công trình không dựng biển cảnh báo đề phòng tai nạn thì có bị xử phạt không? Vi phạm an toàn trong thi công xây dựng công trình bị xử phạt bao nhiêu?

Trường hợp công trình xây dựng không dựng biển cảnh báo đề phòng tai nạn trong quá trình thi công tại những vị trí nguy hiểm trên công trường thì có bị xử phạt gì không? Mức phạt là bao nhiêu?

Công trình xây dựng là gì?

Tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về khái niệm công trình xây dựng như sau:

"Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước."

Nguyên tắc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Căn cứ Điều 4 Luật Xây dựng 2014 quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:

- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

- Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

Vi phạm an toàn trong thi công xây dựng công trình bị xử phạt bao nhiêu?

Vi phạm an toàn trong thi công xây dựng công trình bị xử phạt bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình được quy định như sau:

"... 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Để người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia lao động trong thi công xây dựng công trình;

b) Không lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định, không lập các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao;

c) Sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định, không kiểm định hoặc đã hết thời gian kiểm định, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung ghi trong giấy tờ lưu hành, vận hành, kiểm định;

d) Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn hoặc không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường;

đ) Không bố trí hoặc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động không được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

e) Không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường;

g) Không lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình;

h) Không có quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong biện pháp thi công."

Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm an toàn trong thi công xây dựng

Tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định, lập các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

- Buộc sử dụng thiết bị thi công có đầy đủ giấy tờ lưu hành, vận hành, được kiểm định theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

- Buộc có biển cảnh báo đề phòng tai nạn, bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

- Buộc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động, huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động với hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này;

- Buộc lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

- Buộc quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong biện pháp thi công với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này;

- Buộc thực hiện đúng phương án, giải pháp phá dỡ theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

- Buộc mua bảo hiểm theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Như vậy, trường hợp công trình xây dựng không dựng biển cảnh báo đề phòng tai nạn trong quá trình thi công thì có thể bị phạt tiền theo quy định nêu trên và buộc phải dựng biển cảnh báo đề phòng tai nạn, bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường.

Xử phạt vi phạm hành chính
Xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tầng lửng trong nhà ở riêng lẻ là gì? Tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình khi nào?
Pháp luật
Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định trong lĩnh vực xây dựng có hiệu lực từ 20/6/2023 đúng không?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
3,570 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính Xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào