Vết thương ngực hở được hiểu như thế nào? Những lưu ý khi phẫu thuật vết thương ngực hở ra sao?
Vết thương ngực hở được hiểu như thế nào?
Phẫu thuật điều trị vết thương ngực hở đơn thuần là một trong 35 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 4423/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 4423/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
Theo đó, vết thương ngực hở là vết thương gây thủng lá thành màng phổi làm khoang màng phổi thông thương với môi trường bên ngoài.
Vậy thì khi xảy ra vết thương ngự hở thì theo nguyên tắc điều trị: thực hiện khâu kín vết thương và dẫn lưu màng phổi.
Như vậy, khi người bệnh bị vết thương ngực hở thì trong những trường hợp sau đây bác sĩ sẽ chỉ định Phẫu thuật điều trị vết thương ngực hở đơn thuần (Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 4423/QĐ-BYT năm 2016)
- Người bệnh được chẩn đoán vết thương ngực hở: Vết thương ngực + tràn máu tràn khí màng phổi hoặc vết thương ngực phì phò máu khí.
Vết thương ngực hở được hiểu như thế nào? Những lưu ý khi phẫu thuật vết thương ngực hở ra sao? (Hình từ Internet)
Quy trình phẫu thuật vết thương ngực hở sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục III và Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 4423/QĐ-BYT năm 2016, thì quy trình phẫu thuật điều trị vết thương ngực hở đơn thuần sẽ thực hiện qua 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn I: CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị về nhân sự:
- Bác sĩ được đào tạo về kỹ năng ngoại khoa cơ bản.
- Phải nắm vững các nguyên tắc sơ cứu, xử trí thì đầu.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình trạng bệnh và các nguy cơ có thể xảy ra khi vận chuyển hoặc phẫu thuật.
2. Chuẩn bị về phương tiện y tế:
- Các phương tiện dụng cụ cơ bản: Pince, kéo, chỉ khâu, ống dẫn lưu các cỡ
3. Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh:
- Được giải thích rõ về bệnh, các nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật.
- Đồng ý phẫu thuật và ký giấy cam đoan phẫu thuật.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút
Giai đoạn II: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1. Về tự thế của người bệnh sẽ được điều chỉnh: Bác sĩ sẽ cho người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng tùy thuộc vị trí vết thương, hai tay đưa cao sau gáy.
Bước 2. Vô cảm: Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở tiến hành cho tê tại chỗ, gây tê vùng hoặc gây mê tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vết thương
Bước 3. Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở sử dụng các kỹ thuật như:
- Kỹ thuật khâu vết thương:
+ Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở sát khuẩn da
+ Làm sạch vết thương bằng nước, Oxy già và Betadine
+ Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở cắt lọc tổ chức phần mềm đụng giập nếu có
+ Khâu vết thương bằng chỉ Vicryl (cân cơ) Dafilon 3.0 (ngoài da)
- Kỹ thuật dẫn lưu màng phổi:
+ Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở xác định vị trí KLS V đường nách giữa, hoặc KLS II đường giữa đòn
+ Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở sát khuẩn da
+ Trải toan
+ Rạch da 3 cm
+ Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở khâu chỉ chờ, chỉ cố định dẫn lưu
+ Dùng Pince tách qua các lớp cơ thành ngực vào khang màng phổi
+ Đặt dẫn lưu Silicon 32F (dẫn lưu máu), 28F (dẫn lưu khí)
+ Xoay dẫn lưu theo các hướng để lấy hết máu/ dịch
+ Bác sĩ phẫu thuật vết thương ngực hở cố định dẫn lưu
+ Lắp hệ thống hút liên tục -20cm H2O.
Như vậy, khi người bệnh được chỉ định phải thực hiện phẫu thuật vết thương ngực hở sẽ trải qua 2 giai đoạn chuẩn bị sau đó là tiến hành phẫu thuật.
Những lưu ý khi phẫu thuật vết thương ngực hở ra sao?
Căn cứ theo Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực ban hành kèm theo Quyết định 4423/QĐ-BYT năm 2016 thì người được phẫu thuật, người thân của người phẫu thuật sẽ phải biết những vấn đề theo dõi sau mổ như (1):
- Lượng máu, khí ra theo dẫn lưu
- Chăm sóc dẫn lưu, đẩm bảo “vô khuẩn, kín, một chiều, hút liên tục”
- Theo dõi các biến chứng
(2) Theo dõi về vấn đề tai biến - biến chứng và các xử trí như sau:
- Tai biến liên quan đến vị trí dẫn lưu:
+ Dẫn lưu thấp sát cơ hoành: Chấp nhận được đối với dẫn lưu máu, dịch, phải chỉnh lại nếu là dẫn lưu khí
+ Dẫn lưu nằm dưới da: phải đặt lại
+ Dẫn lưu quá sâu (lên đỉnh phổi hoặc trung thất sau) nên chỉnh lại
+ Dẫn lưu vào ổ bụng: rút ra, đặt lại
- Chảy máu:
+ Tại chỗ: Băng ép, khâu tăng cường mép da
+ Tràn máu màng phổi: Do tổn thương động mạch liên sườn hoặc nhu mô phổi. Nếu dẫn lưu ra nhiều phải mở ngực để xử trí
- Tổn thương các tạng trong ổ bụng: Mở bụng để xử trí
- Mủ màng phổi: Do dẫn lưu không tốt, nhiễm khuẩn ngược dòng. Nội soi lồng ngực hoặc mở ngực để xử trí.
Như vậy, sau khi đã phẫu thuật phẫu thuật vết thương ngực hở thành công thì cũng cần phải lưu ý theo dõi các biểu hiện sau mổ tại (1) thì cần báo ngay cho bác sĩ và nếu xảy ra các tai biến tại (2) thì thực hiện các biện pháp xử trí ngay lập tức để trành biến chứng sau này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?