Về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp dựa vào đâu?
- Về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp dựa vào đâu?
- Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo công thức thế nào?
- Mức lương cơ bản của lao động quản lý doanh nghiệp để xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được quy định thế nào?
Về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp dựa vào đâu?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH về các căn cứ xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công có nêu:
Căn cứ xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công
1. Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định căn cứ vào định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, định mức chi phí) do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, tiền lương và chi phí khác của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.
2. Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.
3. Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban kiểm soát; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty.
4. Chi phí khác tính trong chi phí tiền lương, chi phí nhân công gồm: chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động được xác định theo quy định của pháp luật; chi phí ăn ca và chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định pháp luật.
Theo đó thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty.
Lao động quản lý doanh nghiệp ở đây bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban kiểm soát; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng.
Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công (Hình từ Internet)
Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo công thức thế nào?
Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo công thức được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH, là:
Trong đó:
(1) Vql: là tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công. Đối với sản phẩm, dịch vụ công đang trích lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được tính trong chi phí chung.
(2) m: số vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.
(3) Tqij: là tổng số ngày công định mức lao động của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.
(4) TLcbj: là mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty, tính theo tháng của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá mức lương cơ bản quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Mức lương cơ bản của lao động quản lý doanh nghiệp để xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được quy định thế nào?
Về mức lương cơ bản của lao động quản lý doanh nghiệp để xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được quy định Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Ghi chú:
- Mức lương theo hạng tổng công ty và tương đương áp dụng đối với những sản phẩm, dịch vụ công đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có quy mô lớn tương đương hạng tổng công ty.
- Mức lương theo hạng công ty áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ công còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?