Vật liệu hạt nhân là gì? Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử những hành vi nào bị nghiêm cấm? Vận chuyển vật liệu hạt nhân có bị phạt không?

Xin hỏi trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử những hành vi nào bị nghiêm cấm? Tôi thắc mắc không biết trong trường hợp vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng mô tô có bị phạt không?  Mong được hổ trợ giải đáp thắc mắc! Xin cảm ơn!

Vật liệu hạt nhân là gì?

Tại khoản 16 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 định nghĩa vật liệu hạt nhân như sau:

"16. Vật liệu hạt nhân là vật liệu có khả năng phân hạch bao gồm plutoni có hàm lượng đồng vị plutoni 238 không lớn hơn 80%, urani 233, urani đã làm giàu đồng vị urani 235 hoặc đồng vị urani 233, urani có thành phần đồng vị như trong tự nhiên trừ urani dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng."

Vật liệu hạt nhân là gì?

Vật liệu hạt nhân là gì?

Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử những hành vi nào bị nghiêm cấm?

Căn cứ Điều 12 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.

- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ.

- Tiến hành công việc bức xạ mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

- Nhập khẩu chất thải phóng xạ.

- Vận chuyển chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện.

- Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân (sau đây gọi chung là vật liệu phóng xạ) bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh.

- Sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ trang sức, sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh và các điều kiện ghi trong giấy phép.

- Cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Trợ giúp dưới mọi hình thức hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Chiếm đoạt, phá hoại; chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

- Che dấu thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Vận chuyển vật liệu hạt nhân có bị phạt không?

Theo quy định tại khoản 5; khoản 6 Điều 12 Luật Năng lượng hạt nhân 2008 quy định hành vi nghiêm cấm như sau:

"5. Vận chuyển chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện.
6. Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân (sau đây gọi chung là vật liệu phóng xạ) bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh."

Do đó, hành vi vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng xe mô tả của anh/chị rơi vào quy định cấm và chắc chắc sẽ bị xử phạt.

* Xử lý vi phạm hành chính

Tại khoản 7; khoản 8 Điều 6 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định mức phạt như sau:

(7) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (được bổ sung bởi điểm e khoản 7 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP);

+ Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

+ Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;

+ Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở hạt nhân;

+ Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;

+ Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

(8) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (được bổ sung bởi điểm g khoản 7 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP);

+ Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

+ Vận hành tàu biển, phương tiện, thiết bị, máy móc có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Như vậy, tùy trường vận chuyển vật liệu hạt nhân mà có hình phạt khác nhau. Giả sử người vận chuyển vật liệu hạt nhân đã qua sử dụng thì mức phạt là từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng.

Lưu ý: Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.

*Xử lý hình sự

Điều 309 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 111 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân như sau:

- Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Có tổ chức;

+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó tùy vào mức độ mà mức xử lý hình sự đối với hành vi này cũng khác nhau. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này lên đến 12 năm tù.

Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy?
Pháp luật
Chồng đánh vợ sẩy thai thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Quan hệ cùng huyết thống thì có phạm tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự không?
Pháp luật
Nhân viên nhà máy xi măng vi phạm quy định về an toàn lao động làm 7 người chết bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội mà mình gây ra không?
Pháp luật
Người giám định cố tình làm sai lệch kết quả giám định pháp y thì bị phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Bố, mẹ ruột bạo hành con cái thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định năm 2024? Người lâm vào tình trạng không có năng lực TNHS có phải chịu TNHS không?
Pháp luật
Dùng tài sản ngoài vụ án để khắc phục hậu quả có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm hình sự
1,909 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: