Vật chứng trong vụ án hình sự chỉ được trả lại cho chủ sở hữu trong trường hợp có quyết định đình chỉ vụ án?

Vật chứng trong vụ án hình sự có phải là nguồn chứng cứ không? Vật chứng là vật được dùng để làm công cụ phạm tội đúng không? Vật chứng trong vụ án hình sự phải được bảo quản như thế nào? Vật chứng trong vụ án hình sự chỉ được trả lại cho chủ sở hữu trong trường hợp có quyết định đình chỉ vụ án?

Vật chứng trong vụ án hình sự có phải là nguồn chứng cứ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về nguồn chứng cứ như sau:

Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Theo đó, chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn sau:

- Vật chứng;

- Lời khai, lời trình bày;

- Dữ liệu điện tử;

- Kết luận giám định, định giá tài sản;

- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

- Các tài liệu, đồ vật khác.

Và những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Như vậy, vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ.

Vật chứng trong vụ án hình sự chỉ được trả lại cho chủ sở hữu trong trường hợp có quyết định đình chỉ vụ án?

Vật chứng trong vụ án hình sự chỉ được trả lại cho chủ sở hữu trong trường hợp có quyết định đình chỉ vụ án? (Hình từ internet)

Vật chứng là vật được dùng để làm công cụ phạm tội đúng không?

Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về vật chứng như sau:

Vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Theo đó, vật chứng không chỉ là vật được dùng làm công cụ phạm tội. Mà vật chứng còn được xác định là vật được dùng làm phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Vật chứng trong vụ án hình sự phải được bảo quản như thế nào?

Theo Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 vật chứng trong vụ án hình sự phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

- Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập.

+ Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

+ Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;

- Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác.

+ Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản này;

+ Vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;

- Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;

- Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;

- Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

Vật chứng trong vụ án hình sự chỉ được trả lại cho chủ sở hữu trong trường hợp có quyết định đình chỉ vụ án?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về xử lý vật chứng như sau:

Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, vật chứng trong vụ án hình sự không phải chỉ được trả lại cho chủ sở hữu trong trường hợp có quyết định đình chỉ vụ án mà vật chứng có thể được trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.

Vụ án hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan điều tra có thể nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra trong trường hợp nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm không?
Pháp luật
Vật chứng trong vụ án hình sự chỉ được trả lại cho chủ sở hữu trong trường hợp có quyết định đình chỉ vụ án?
Pháp luật
Thư ký tòa án của phiên tòa vụ án hình sự có phải ghi biên bản nghị án hay không? Các vấn đề phải được giải quyết khi nghị án trong vụ án hình sự?
Pháp luật
Hàng hóa là tang vật trong vụ án hình sự có được mang đi đấu giá theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Một vụ án hình sự có thể có nhiều Kiểm tra viên cùng giải quyết? Dựa vào đâu để phân công Kiểm tra viên giải quyết vụ án?
Pháp luật
Đơn bãi nại là gì? Có thể áp dụng đơn bãi nại đối với những trường hợp nào trong một vụ án hình sự?
Pháp luật
Văn bản tố tụng hình sự có bao gồm bản kết luận điều tra không? Tải Mẫu Bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Đã thỏa thuận bồi thường và cam kết không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có được rút lại cam kết không?
Pháp luật
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Kiểm sát viên được quyền vắng mặt khi tiến hành đối chất bị can trong vụ án hình sự khi đáp ứng điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ án hình sự
267 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ án hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào