Vàng có phải là thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước hay không? Được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp nào?
Vàng có phải là thành phần dùng để dự trữ ngoại hối nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Pháp lệnh ngoại hối 2005, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 như sau:
Thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
4. Vàng.
5. Các loại ngoại hối khác.
Điều 33. Nguồn hình thành Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.
2. Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
3. Ngoại hối từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
4. Ngoại hối từ các nguồn khác.
Theo đó thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước có bao gồm là vàng.
Nguồn dự trữ ngoại hối nhà nước được quản lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Pháp lệnh ngoại hối 2005, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013 như sau:
Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
4. Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Dự trữ ngoại hối
Được dự trữ ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-NHNN quy định về trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đối với người không cư trú như sau:
Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
...
14. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.
15. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được niêm yết bằng ngoại tệ và thu phí thị thực xuất nhập cảnh, các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.
16. Người không cư trú thực hiện theo quy định sau:
a) Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;
b) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.
c) Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong các trường hợp sau:
(i) Mua cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
(ii) Mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
(iii) Mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp trúng đấu giá, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối để thanh toán giá trị mua cổ phần, phần vốn góp. Trường hợp đấu giá không thành công, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài số tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh liên quan (nếu có).
Như vậy, được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp người không cư trú thực hiện theo quy định trên.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?