Vận tải biển quốc tế là gì? Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có tài chính như thế nào?
- Vận tải biển quốc tế là gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có tài chính như thế nào?
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong kinh doanh vận tải biển quốc tế được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có trách nhiệm như thế nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa phải có tối thiểu bao nhiêu tàu biển?
Vận tải biển quốc tế là gì?
Vận tải biển quốc tế được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 160/2016/NĐ-CP thì vận tải biển quốc tế là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển giữa cảng biển Việt Nam và cảng biển nước ngoài hoặc giữa các cảng biển nước ngoài.
Vận tải biển quốc tế là gì? Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có tài chính như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
2. Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
a) Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
b) Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải đáp ứng điều kiện tài chính như sau: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong kinh doanh vận tải biển quốc tế được quy định như thế nào?
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong kinh doanh vận tải biển quốc tế được quy định tại Điều 303 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải như sau :
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển.
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có trách nhiệm như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế phải có trách nhiệm được quy định tại Điều 17 Nghị định 160/2016/NĐ-CP như sau:
- Hoạt động đúng mục đích, nội dung ghi trong giấy chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải biển quốc tế của doanh nghiệp mình khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa phải có tối thiểu bao nhiêu tàu biển?
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa phải có tối thiểu bao nhiêu tàu biển, thì theo quy định tại Điều 6 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa phải có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?