Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai được đặt tại đâu? Chánh Văn phòng do ai kiêm nhiệm?
- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai được đặt tại đâu?
- Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do ai kiêm nhiệm?
- Văn phòng thường trực có nhiệm vụ gì trong việc đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam?
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai được đặt tại đâu?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1536/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 quy định như sau:
Điều 1
Thành lập Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là Văn phòng thường trực) đặt tại Cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi để tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
Văn phòng thường trực có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật;
Kinh phí hoạt động của Văn phòng thường trực do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai được đặt tại Cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai được đặt tại đâu? (Hình từ Internet)
Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do ai kiêm nhiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1536/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng thường trực như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Văn phòng thường trực có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh văn phòng.
a) Chánh Văn phòng do Cục trưởng Cục Phòng, chống thiên tai, Tổng Cục Thủy lợi kiêm nhiệm. Chánh Văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng thường trực, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban chỉ đạo và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng thường trực.
b) Các Phó Chánh văn phòng do các Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống thiên tai kiêm nhiệm. Phó Chánh văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Văn phòng thường trực được sử dụng bộ máy, biên chế trụ sở, phương tiện, trang thiết bị và các nguồn lực khác của Cục Phòng, chống thiên tai và các tổ chức trực thuộc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Căn cứ tình hình thiên tai thực tế, Chánh Văn phòng huy động các lực lượng dự bị từ Tổng cục Thủy lợi theo danh sách trực ban được Tổng cục trưởng phê duyệt hàng năm để thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thường trực.
3. Chánh Văn phòng có trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực.
Như vậy, theo quy định, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do Cục trưởng Cục Phòng, chống thiên tai, Tổng Cục Thủy lợi kiêm nhiệm.
Chánh Văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng thường trực, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban chỉ đạo và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng thường trực.
Văn phòng thường trực có nhiệm vụ gì trong việc đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 1536/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng thường trực như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Thực hiện nhiệm vụ trực ban và giao ban phòng, chống thiên tai theo quy chế được Trưởng ban Ban chỉ đạo phê duyệt.
3. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về thiên tai, hệ thống công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai.
4. Xây dựng và vận hành các công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác phòng ngừa ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
5. Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tiếp nhận đăng ký; chuyển hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp phép; thông báo kết quả đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế.
6. Kế hoạch tập huấn, huấn luyện, đào tạo, diễn tập về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng tài liệu, phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật và kiến thức phòng, chống thiên tai và tổ chức thực hiện sau khi được Trưởng ban Ban chỉ đạo phê duyệt.
7. Quản lý trang thông tin điện tử của Văn phòng thường trực.
8. Chuẩn bị nội dung, chương trình hội nghị, hội thảo, báo cáo phục vụ hoạt động và công tác của Ban chỉ đạo; tổng kết công tác phòng, chống thiên tai hàng năm.
9. Quản lý tài chính, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, trong việc đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có nhiệm vụ:
(1) Làm đầu mối tiếp nhận đăng ký;
(2) Chuyển hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp phép;
(3) Thông báo kết quả đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?