Văn phòng Thừa phát lại khi thay đổi những nội dung nào thì phải thực hiện đăng ký thay đổi với Sở Tư pháp?
Văn phòng Thừa phát lại khi thay đổi những nội dung nào thì phải đăng ký thay đổi với Sở Tư pháp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
1. Khi thay đổi một trong các nội dung đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; giấy tờ chứng minh việc thay đổi và bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 22 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, nếu Văn phòng Thừa phát lại thay đổi một trong những nội dung sau đây thì phải thực hiên đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động:
- Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại;
- Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
- Danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, nếu thay đổi Trưởng Văn phòng Thừa phát lại thì Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiên đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi;
- Bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
Phương thức nộp: Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp.
Bước 02: Cấp Giấy đăng ký hoạt động mới cho Văn phòng Thừa phát lại
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Lưu ý: Trường hợp Trưởng Văn phòng Thừa phát lại hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề, có quyết định miễn nhiệm, bị chết hoặc lý do khác không thể là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tải về mẫu thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Văn phòng Thừa phát lại có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Văn phòng Thừa phát lại sẽ có những quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Quyền của Văn phòng Thừa phát lại
- Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
- Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
- Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
(2) Nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
- Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
- Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
- Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
- Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
- Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?