Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động trong những trường hợp nào? Thời gian tạm ngừng hoạt động tối đa là bao lâu?
Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, khi thuộc một trong những trường hợp sau đây thì Văn phòng Thừa phát lại sẽ bị tạm ngừng hoạt động:
- Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập hoặc tất cả các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;
- Văn phòng Thừa phát lại không đảm bảo điều kiện hoạt động khác theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Việc tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại sẽ do Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định.
Tải về mẫu quyết định tạm ngưng hoạt động văn phòng Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Thời gian tạm ngừng hoạt động đối với Văn phòng Thừa phát lại tối đa là bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
...
3. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các hồ sơ do Văn phòng Thừa phát lại tạm ngừng hoạt động thực hiện vẫn được tiếp tục lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, thời gian tạm ngừng hoạt động tối đa của Văn phòng Thừa phát lại là 12 tháng.
Đồng thời, theo quy định nêu trên thì trong thời gian tạm ngừng hoạt động, nếu Văn phòng Thừa phát lại vẫn đang còn nợ thuế thì mới phải thực hiện nộp khoản thuế mà mình đang nợ.
Những đặc điểm cơ bản của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, dưới đây là một số đặc điểm, yêu cầu chung đối với Văn phòng Thừa phát lại:
(1) Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
(2) Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại:
- Phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau.
- Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(3) Cơ cấu tổ chức:
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
- Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
- Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
(4) Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
- Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
- Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
- Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.
(5) Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.
Trên đây là một số thông liên quan đến việc tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?