Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7 là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác hàng năm đúng không?
Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7 thực hiện những chức năng gì?
Theo điểm a khoản 1 Điều 1 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực VII ban hành kèm theo Quyết định 136/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Văn phòng
a) Chức năng
Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác: tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng, tài chính - kế toán, quản trị, tuyên truyền, công nghệ thông tin, công tác đảng.
...
Theo đó, Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7 ó chức năng tham mưu, giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác: tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, thi đua và khen thưởng, tài chính và kế toán, quản trị, tuyên truyền, công nghệ thông tin, công tác đảng.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7 (Hình từ Internet)
Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7 là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác hàng năm đúng không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 1 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực VII ban hành kèm theo Quyết định 136/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Văn phòng
...
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng và hàng tuần của đơn vị; sắp xếp, bố trí chương trình làm việc hàng tháng, hàng tuần của đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc các phòng thực hiện kế hoạch công tác được Kiểm toán trưởng phân công; kịp thời báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch công tác và những khó khăn vướng mắc cần giải quyết.
- Giúp Kiểm toán trưởng xây dựng chương trình và tổ chức các hội nghị, cuộc họp giao ban nội bộ đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
- Giúp Kiểm toán trưởng quan hệ công tác, giải quyết công việc với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành. Tổ chức công tác lễ tân, tiếp khách đến làm việc với lãnh đạo đơn vị và với các phòng tại trụ sở cơ quan.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả các mặt công tác của đơn vị hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất để Kiểm toán trưởng báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thư viện, phòng truyền thống, y tế của đơn vị theo quy định hiện hành. Kiểm tra thủ tục và thể thức các văn bản trước khi trình Kiểm toán trưởng ký ban hành hoặc các văn bản trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành; quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng xây dựng dự toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện dự toán kinh phí được Tổng Kiểm toán nhà nước giao; tổ chức công tác kế toán, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7 có nhiệm vụ tổng hợp và xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng và hàng tuần của đơn vị; sắp xếp, bố trí chương trình làm việc hàng tháng, hàng tuần của đơn vị.
Ai có quyền quyết định thành lập Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7?
Theo Điều 3 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán nhà nước khu vực VII ban hành kèm theo Quyết định 1356/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Tổ chức bộ máy và nhân sự
1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước khu vực VII gồm có:
a) Văn phòng;
b) Phòng Tổng hợp;
c) Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
d) Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
đ) Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
e) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án.
2. Kiểm toán nhà nước khu vực VII gồm có: Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, các Phó Chánh Văn phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước khu vực VII được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực VII quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực VII do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực VII.
Theo đó, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 7 theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực 7.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?