Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài thay đổi tên phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép đến cơ quan nào?
- Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài thay đổi tên phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép đến cơ quan nào?
- Văn phòng đại diện nước ngoài có phải chứng minh lý do thay đổi tên trong hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép không?
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép của văn phòng đại diện nước ngoài phải do người nào ký?
Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài thay đổi tên phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép đến cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 34/2024/TT-NHNN như sau:
Quy định chung về những thay đổi của văn phòng đại diện nước ngoài
1. Văn phòng đại diện nước ngoài lập hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép và gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (Bộ phận Một cửa) theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này và đảm bảo nguyên tắc lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này đối với các nội dung thay đổi sau đây:
a) Thay đổi tên;
b) Thay đổi địa bàn đặt trụ sở khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi văn phòng đại diện nước ngoài đang đặt trụ sở;
c) Gia hạn thời hạn hoạt động.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài thay đổi tên thì phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi bồ sung Giấy phép đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Việc gửi hồ sơ có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (Bộ phận Một cửa).
Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài thay đổi tên phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép đến cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện nước ngoài có phải chứng minh lý do thay đổi tên trong hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 34/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi của văn phòng đại diện nước ngoài
1. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với những thay đổi tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này gồm:
a) Đơn đề nghị thay đổi tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
(i) Nội dung hiện tại;
(ii) Nội dung dự kiến thay đổi. Đối với trường hợp thay đổi tên, tên dự kiến thay đổi phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
(iii) Lý do thay đổi;
b) Tài liệu chứng minh lý do thay đổi đối với trường hợp thay đổi tên; hoặc tài liệu chứng minh văn phòng đại diện nước ngoài có quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở tại địa bàn đặt trụ sở mới đối với trường hợp thay đổi địa bàn đặt trụ sở khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi văn phòng đại diện nước ngoài đang đặt trụ sở;
c) Báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị đã được kiểm toán độc lập của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và Báo cáo tổng quan tình hình hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài đối với trường hợp gia hạn thời hạn hoạt động (trong đó nêu rõ tình hình hoạt động trong 03 (ba) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị và kế hoạch hoạt động trong năm tiếp theo).
...
Theo đó, khi văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài thay đổi tên thì hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép phải bao gồm tài liệu chứng minh lý do thay đổi tên.
Như vậy, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài cần phải chứng minh lý do thay đổi tên bằng các tài liệu liên quan trong hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép của văn phòng đại diện nước ngoài phải do người nào ký?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2024/TT-NHNN về nguyên tắc lập hồ sơ như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép (đối với văn phòng đại diện nước ngoài) được lập 01 bộ bằng tiếng Việt.
2. Thành phần hồ sơ của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Hồ sơ đề nghị phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.
Như vậy, hồ sơ đề nghị sửa đổi bổ sung Giấy phép của văn phòng đại diện nước ngoài phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền ký.
Nếu do người đại diện theo ủy quyền ký thì hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?